Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO - KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 33)

1. Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu 2. Đóng gói bao bì xuất khẩu

a. Các loại bao bì: - Hòm (case, box)

- Bao (bag)

- Kiện hay bì (bale) -Thùng (barrel, drum)

b.Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói.

+ Điều kiện vận tải + Điều kiện khí hậu

+ Điều kiện luật pháp và thuế quan + Điều kiện chi phí vận chuyển.

3. Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: Là những ký hiệu bằng chữ bằng số

hoặc bằng hình vẽ được ghi trên bao bì nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.

Kẻ ký mã hiệu để:

+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận.

+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.

Ký mã hiệu phải có:

+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng: Tên người gửi, người

nhận, trọng lượng.v.v.

+ Những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá như: Tên nước và

tên địa điểm hàng đến, hàng đi, hành trình chuyên chở.v.v.

+ Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt bốc dỡ và bảo quản hàng hoá.

Ký mã hiệu phải ghi.

+ Sáng sủa, dễ đọc.

+ Mực không phai, không thấm nước, sơn hoặc mực không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu còn phải kiểm tra hàng hoá và lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hàng hoá với quy định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận kiểm dịch.v.v)

4. Kiểm tra chất lượng.

a.Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá xuất khẩu. Trước khi giao hàng người xuất khẩu phải kiểm tra:

+ Chất lượng, + Số lượng. + Trọng lượng, + Bao bì,

Nếu là động thực vật thì phải kiểm tra cả khả năng lây lan bệnh.

Việc kiểm nghiệm được tiến hành ở hai cấp:

+ Cấp cơ sở - có vai trò quyết định và triệt để nhất

+ Cấp cửa khẩu - kiểm tra kết quả của cơ sở và làm thủ tục xuất khẩu.

Việc kiểm nghiệm ở cấp cơ sơ do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành (KCS) nhưng thủ trưởng vẫn là người chịu trách nhiệm chính về phẩm chất hàng hoá, cho nên bên cạnh chữ ký của bộ phận KCS phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị .

Việc kiểm dịch thực vật và động vật là do phòng bảo vệ thực vật và phòng hoặc trạm thú y của của các quận huyện tiến hành.

Cục thú y và cục bảo vệ thực vật cũng như công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu đều có các trạm hoặc các chi nhánh công ty.

Nếu có yêu cầu kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ hàng phải đề nghị các cơ quan chứng nhận về phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch đối với hàng hoá trong thời hạn là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.

Hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan hữu quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO - KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w