Các hình thức đàm phán.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO - KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 31)

1.Đàm phán qua thư tín. Thuận lợi:

+ Tiết kiệm chi phí

+ Có thể giao dịch được với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau

+ Có điều kiện cân nhắc suy nghĩ tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể dấu kín ý định thực sự của mình.

Bất lợi:

+ Mất nhiều thời gian chờ đợi, dễ làm mất cơ hội mua bán tốt. + Khó đoán được ý đồ của đối phương

2. Giao dịch đàm phán qua điện thoại. Thuận lợi:

+ Nhanh chóng, đúng thời cơ cần thiết

bất lợi:

+ Chi phí điện thoại rất cao

+ Mọi thoả thuận chỉ bằng miệng không được coi là bằng chứng pháp lý nếu xảy ra tranh chấp.

3. Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.

Hai bên gặp nhau trực tiếp tạo điều kiện cho việc hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau.

Nhưng hình thức này cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất. Đàm phán trực tiếp đòi hỏi người tiến hành đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh, nhạy.

Câu hỏi ôn tập chương 3.

1. Tại sao phải nghiên cứu thị trường và thương nhân trước khi giao dịch đàm phán? Nghiên cứu thị trường và thương nhân bao gồm những nội dung gì? Và phương pháp nghiên cứu thế nào

2. Tỷ suất ngoại tệ là gì? Ý nghĩa của chỉ tiêu này và phương pháp xác định nó?

3. Phương án kinh doanh là gì? Nội dung của phương án kinh doanh gồm những gì?

4. Quảng cáo là gì? quảng cáo cho hàng xuất khẩu nhằm mục tiêu gì

5. Hiệu quả của quảng cáo thể hiện ở chỗ nào? Hãy trình bày cách xác định hiệu quả của quảng cáo hàng xuất khẩu.

6. Nhãn hiệu hàng hoá là gì? Nhãn hiệu có tác dụng gì? Hãy cho biết các hệ thống đăng ký nhãn hiệu trên thế giới.

CHƯƠNG 4:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO - KIẾN THỨC CHUNG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 31)