3.1.1.Chuẩn bị giao dịch: Hoạt động kinh doanh đối ngoại phức tạp
hơn rất nhiều so với kinh doanh đối nội vì rất nhiều lẽ, chẳng hạn như; bạn hàng ở cách xa nhau, phải chịu sự điều tiết của nhiều hệ thống pháp luật, hệ thống tiền tệ - tài chính khác nhau. Do đó trước khi bước vào giao dịch cần phải chuẩn bị chu đáo. Công việc chuẩn bị thường bao gồm:
1. Nghiên cứu tiếp cân thị trường. a. Nhận biết hàng hoá.
Hàng hoá mua bán phải tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được những đặc tính của nó và yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó.
Để chủ động giao dịch cần nắm vững được tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào, và cố gắng phải biết được mặt hàng đang lựa chọn đang ở giao đoạn nào của chu kỳ sống của nó trên thị trường (theo lý thuyết vòng đời sản phẩm ). Nói tóm lại ở bước này cần phải nắm được khả năng cung và cầu của mặt hàng định lựa chọn trên thị trương định thâm nhập.
b.Nắm vững thị trường nước ngoài.
Đây là một việc cực kỳ quan trọng đối với những đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu . Những nội dung cần phải nắm vững khi nghiên cứu thị trường nước ngoài
+ Những điều kiện chính trị. - Thương mại nói chung
- Luật pháp và chính sách buôn bán + Điều kiện tiền tệ và tín dụng
+ Điều kiện vận tải và tình hình giá cước
c. Lựa chọn khách hàng:
Kết quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Nhiều khi trong cùng những điều kiện như nhau nhưng giao dịch với khách hàng này thì thành công mà giao dịch với khách hàng khác lại không thành công. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng của một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu là phải lực chọn khách hàng mà khi giao dịch với họ khả năng thành công cao nhất. Về vấn đề này người ta thường dùng 2 phương pháp điều tra về khách hàng.
+ Điều tra qua tài liệu sách báo + Điều tra tại chỗ.