Thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk (Trang 39)

Sau khi đánh giá sơ bộ các thông tin ban đầu, NVXH tiếp tục vãng gia và gặp gỡ thân chủ để thu thập thêm thông tin. Để có thể giúp đỡ chị N, nhân viên xã hội đã tiến hành thu thập thông tin và các vấn đề liên quan đến chị N từ nhiều người, các mặt về đời sống, quan hệ gia đình, hàng xóm để có cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về vấn đề thân chủ đang gặp phải. Từ đó có thể đưa ra những cách thức giúp đỡ phần nào giúp thân chủ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Họ và tên cho đối tượng: Nguyễn Thị N Tuổi: 35 Giới tính: Nữ Địa chỉ đối tượng: Tổ dân phố 7, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.

Địa điểm thực hiện: Tại nhà thân chủ, vào lúc 19 giờ ngày 19 tháng 01 năm 2015 Phúc trình lần 02

Mục tiêu của cuộc phúc trình: Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề của thân chủ: Thuộc loại vấn đề nào, xuất phát từ khi nào, nguyên nhân dẫn đến vấn đề, vấn đề đã được can thiệp chưa, các tác động như thế nào tới thân chủ, ảnh hưởng của vấn đề tới thân chủ và mọi người xung quanh. Tìm hiểu về quan hệ xã hội của thân chủ: Những người có liên quan và có ảnh hưởng đến thân chủ và vấn đề của thân chủ.

Người thực hiện: Nhân viên xã hội, thân chủ

Mô tả nội dung vấn đàm

Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng

Cảm xúc, kỹ năng học viên sử dụng Nhận xét của CBHD, KHV SVTH: Em chào chị TC: Ừ, em đến đấy hả. Vào nhà chơi đi em.

SVTH: Dạ. Chị ăn cơm chưa ạ?

TC: Ừ, chị ăn rồi

SVTH: 2 đứa nhỏ đâu rồi chị?

TC: Nó mới qua bên nhà hàng xóm chơi đó em.

SVTH: Dạ. Như hôm trước chị em mình đã trò chuyện về một số khó khăn của chị, cũng như là tình hình về cuộc sống về gia đình mình. Hôm nay em muốn trò chuyện thêm với chị về những khó khăn mà chị đang gặp phải đó chị.

TC:

SVTH: Gia đình mình được cấp Sổ hộ nghèo vào năm nào chị nhỉ?

TC: Năm 2012 đó em, nay là được 4 năm rồi đó.

SVTH: Vậy là từ sau khi anh Th mất phải không chị?

TC: Ừ. Đúng rồi em

SVTH: Hoàn cảnh nhà mình khó khăn vậy thì họ hàng, lối xóm có giúp đỡ gì không chị?

TC: Họ hàng bên nội thì ở xa, sau khi anh Th mất thì cũng chẳng ai ngó ngàng tới mẹ con chị. Bên ngoại thì ai cũng nghèo, muốn giúp cũng chẳng có mà giúp em ạ. Cũng may mà có hàng xóm tốt, giúp đỡ nhiều nhưng đôi khi mượn tiền bạc chị cũng ngại

SVTH: Vậy chị có tham gia vào mô hình phát triển kinh tế nào mà nhà nước hỗ trợ không ạ?

TC: Không em ạ. Mà chị cũng chẳng rõ về mấy cái đó nên thôi.

Cười và chào lại tôi

Thân thiện và tự nhiên trong quá trình giao tiếp

Trả lời với vẻ mặt hơi buồn

Nhìn ra ngoài và trả lời câu hỏi. Ánh mắt xa xăm Chú ý lắng nghe Vẻ mặt hơi trầm và trả lời hơi rụt Chào hỏi Tạo không khí cho buổi nói chuyện Tóm tắt lại nội dung cuộc trò chuyện hôm trước (kỹ năng tóm lược vấn đề) Đặt câu hỏi khai thác thông tin cụ thể hơn về vấn đề của thân chủ (kỹ năng đặt câu hỏi) Đựt câu hỏi, thái độ nghiêm túc

phát triển kinh tế, chị có tham gia vay vốn để phát triển sản xuất không?

TC: Chị không vay vốn, vay về sợ làm không được lại thêm khoản nợ, biết lấy gì mà trả hả em.

SVTH: Vậy là từ trước tới giờ chị mới được nhận tiền trợ cấp hàng tháng, họ hàng lối xóm cũng không có điều kiện giúp đỡ chị nhiều. Bên cạnh đó, chị cũng không tham gia một mô hình kinh tế giảm nghèo nào và cũng không vay vốn đúng không ạ?

TC: Đúng rồi em.

SVTH: Vậy hiện nay chị có ý định gì để phát triển kinh tế không ạ?

TC: Chị cũng chưa nghĩ tới chuyện đó nữa em ạ.

SVTH: Dạ. Thôi chị nghỉ ngơi đi, em xin phép về đã. Em chào chị nhé. TC: Ừ, em về cẩn thận nhé. Nhìn thẳng vào tôi Cười và chào thông tin có liên quan tới ấn đề của đối tượng Tóm tắt lại những thông tin quan trọng đã thu thập được. Tìm hiểu thông tin về những dự định của thân chủ. Chào TC * Những kết quả đạt được

Tìm hiểu được những thông tin khá quan trọng về đối tượng và vấn đề của đối tượng

Biết được mối quan hệ của thân chủ cũng như sự hỗ trợ của người thân của thân chủ ở mức độ nào

Sinh viên áp dụng tối đa kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin, khai thác vấn đề của thân chủ, sử dụng câu hỏi đóng – mở một cách hợp lý.

* Những tồn tại và khó khăn

Một số vấn đề còn chưa khai thác được sâu

* Kế hoạch lần sau

Thu thập thêm một số thông tin để đánh giá vấn đề chính xác nhất.

3.3. Đánh giá.

Để có những đánh gia chính xác nhất về những vấn đề mà tôi đã nhận diện được, tôi quyết định sẽ thực hiện một cuộc vấn đàm với chú Phạm Văn S, cán bộ phụ trách mảng xóa đói giảm nghèo của phường Thiện An.

Họ và tên cho đối tượng: Phạm Văn S Tuổi: 48 Giới tính: Nam Địa chỉ đối tượng: Phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.

Địa điểm thực hiện: Tại UBND phường Thiện An, vào lúc 15 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2015

Phúc trình lần 01

Mục tiêu cuộc phúc trình: Đánh giá vấn đề của thân chủ Người thực hiện: Sinh viên công tác xã hội, chú S

Mô tả nội dung vấn đàm Nhận xét cảm xúc, hành vi của đối tượng

Cảm xúc, kỹ năng sinh viên sử dụng Nhận xét của CBHD, KHV

Trước khi thực hiện cuộc vấn đàm, tôi đã có những đánh giá chủ quan về những vấn đề của chị N. Tôi cũng thử đưa ra một số hoạt động trợ giúp để hỗ trợ cho chị N. Mục tiêu của cuộc vấn đàm là đánh giá lại vấn đề.

SVTH: Cháu chào chú, chú đang làm gì vậy ạ?

Chú S: Cháu đến rồi hả. Chú đang rà soát để tổng hợp số liệu cứu đói cho hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi sắp tới nè cháu.

SVTH: Thế phường mình có gia đình nào cần phải cứu đói không chú?

Chú S: Không cháu ạ, mình ở đây vẫn còn khá hơn những vùng khác nên chưa tới nỗi phải cứu đói cháu ạ.

SVTH: Dạ. Hôm nay cháu đến gặp chú là cháu muốn trao đổi với chú một số vấn đề về gia đình chị N.

Chú S: Ừ, chú sẵn sàng thôi.

SVTH: Dạ. Trước khi gặp chú hôm nay cháu đã có trao đổi với bác T, tổ trưởng tổ dân phố 7 và chị N về vấn đề mà chị N đang gặp khó khăn. Em cũng nhận ra một số vấn

Cười và chào

Chăm chú lắng nghe tôi nói

Gật đầu và chăm chú lắng nghe Nhìn tôi và chăm chú lắng nghe. Cúi chào lịch sự, kết hợp giao tiếp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ

Bắt đầu vào vấn đề chính vì đã có trao đổi trước với chú S qua điện thoại.

về các chương trình cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho người nghèo.

2. Chị N cũng chưa có định hướng để phát triển kinh tế.

Chú thấy cháu nhận diện vấn đề như vậy có đúng chưa ạ?

Chú S: Đúng rồi đấy. Đây không chỉ là khó khăn của riêng chị N mà còn là khó khăn của nhiều gia đình hộ nghèo khác nữa đó cháu.

SVTH: Sao ở địa phương mình có cán bộ chính sách nhưng những hộ nghèo vẫn không biết các thông tin đầy đủ về các chính sách hỗ trợ cho họ ạ?

Chú S: Vì cán bộ chính sách ở mình chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản về công tác này, mặt khác hay có sự thay đổi công tác nên việc triển khai thông tin chính sách đến người dân bị hạn chế là điều tất nhiên. Cùng với đó là các văn bản của nhà nước về vấn đề hỗ trợ người nghèo vẫn còn chồng chéo, tới nay có khoảng 150 văn bản còn hiệu lực.

SVTH: Cháu hiểu rồi ạ. Thế chú làm công tác chính sách được bao lâu rồi ạ?

Chú S: Cũng chưa lâu lắm đâu nên chú cũng chưa hiểu rõ hết các chính sách, giờ đang phải nghiên cứu tài liệu để làm cho tốt công tác đây.

SVTH: Vấn đề chị N chưa có định hướng rõ ràng để phát triển kinh tế mà chị N cũng không vay vốn hay tham gia một mô hình kinh tế nào. Cháu thấy đây là một vấn đề khá nghiêm trọng ạ.

Chú S: Ừ, việc chị N không tham gia vào các mô hình phát triển kinh tế là vì trên địa bàn phường vẫn chưa có một mô hình kinh tế nào cụ thể để giúp người dân cả, bên cạnh đó, các cán bộ bên công tác chính

tin mà tôi nêu ra.

Trả lời câu hỏi khá rõ ràng, biểu hiện một số hành vi phi ngôn ngữ. Nhiệt tình giải thích các câu hỏi của tôi. Thân thiện và lịch sự Chia sẻ thông tin, vẻ mặt hơi trầm hỏi để xác định thông tin Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp hỗ trợ thích hợp. Lắng nghe tích cực và tìm hiểu thêm các thông tin vì nó quan trọng và ảnh hưởng đến thân chủ Lắng nghe tích cực

sách vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ người dân. Mà địa phương mình chủ yếu là hoạt động nông nghiệp nên hầu hết mọi người đều tranh thủ tận dụng nguồn lao động của gia đình nên việc tìm kiếm hoặc giới thiệu việc làm vẫn còn hạn chế.

SVTH: Dạ, thì ra là vậy. Cháu cảm ơn chú về cuộc trò chuyện hôm nay. Nó đã giúp cháu có thêm nhiều thông tin để có thể đưa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp với chị N. Thôi cháu xin phép về ạ.

Chú S: Không có gì đâu cháu. Chào cháu nhé.

Cười, chào lại

Kết thúc cuộc trò chuyện

* Những kết quả đạt được:

Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra những vấn đề của thân chủ Vận dụng kỹ năng tương đối tốt

* Những khó khăn và tồn tại

Việc đánh giá vấn đề còn chưa thực sự sâu sắc do chú S mới nhận công tác chưa lâu.

* Kế hoạch lần sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w