Những vướng mắc khi thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk (Trang 28)

+ Hồ sơ, thủ tục của một đối tượng bảo trợ xã hội nhưng được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, do vậy trong quá trình thực hiện còn vướng.

+ Một số cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội ở cấp xã trong quá trình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội còn lúng túng, giải thích, hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn nên đối tượng phải đi lại nhiều lần hoặc tìm đến cơ quan không thuộc thẩm quyền giải quyết.

- Công tác cứu đói tại một số địa phương còn hạn chế như: việc rà soát, lập danh sách, họp xét chưa chính xác; còn có tình trạng nể nang, cào bằng; có tư tưởng “xin được càng nhiều gạo càng tốt”; công tác huy động nguồn từ cộng đồng để cứu đói cho nhân dân chưa nhiều

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức của một số cán bộ cấp thôn, cấp xã còn hạn chế hoặc do thường xuyên thay đổi vị trí việc làm nên chưa nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước cũng như các chính sách liên quan;

- Trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn thấp, Đắk Lắk là tỉnh có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ bảo trợ xã hội, việc hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục gặp nhiều khó khăn.

- Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo ở một số nơi còn chậm và sai sót; vẫn còn tình trạng nể nang hoặc thành tích ở một số địa phương về giảm nghèo; một số hộ nghèo có tư tưởng không muốn thoát nghèo để được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước; một số xã, thôn, buôn còn có tư tưởng muốn được hưởng các chính sách đầu tư của Nhà nước nên không muốn giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, thậm chí có nơi còn muốn tăng tỷ lệ hộ nghèo… nên kết quả giảm nghèo tại một số địa bàn trong tỉnh chưa phản ánh đúng với tình hình thực tế.

- Nguồn lực đầu tư cho chương trình giảm nghèo còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn lồng ghép; ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên kinh phí bố trí cho công tác giảm nghèo còn ít, chưa đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

Chương 3: Công tác xã hội cá nhân với người nghèo

* Mô tả case:

Họ và tên cho đối tượng: Nguyễn Thị N Giới tính: Nữ Tuổi: 35

* Sơ lược về hoàn cảnh gia đình:

Thân chủ N , hiện nay đang sống với 2 con gái, một bé 8 tuổi, 1 bé 5 tuổi, chồng chị chết năm 2011 do bệnh ung thư. Gia đình thân chủ thuộc diện hộ nghèo. Sống trong căn nhà cùng một khoảng vườn nhỏ. Qua tiếp xúc với thân chủ thì được biết thân chủ có thể lao động và không gặp vấn đề gì lớn về sức khỏe. Cuộc sống hằng ngày của thân chủ tương đối vẫn được đảm bảo nhờ vào sự lao động của chính thân chủ, tuy nhiên chất lượng cuộc sống còn thấp do điều kiện kinh tế khó khăn.

* Sơ lược về vấn đề của thân chủ:

Vấn đề gặp phải hiện nay và cũng là mong muốn của thân chủ: Thứ nhất là có thể tìm hiểu được nhiều thông tin hơn về các chính sách hỗ trợ người nghèo của nhà nước. Thứ hai là có thể định hướng để phát triển kinh tế tiến tới phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên đây là điều rất khó vì nếu chỉ dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn thuần thì khó có thể giải quyết được vấn đề này. Như ta biết, một trong những nguyên nhân gặp khó khăn về kinh tế mà người nghèo gặp phải là do học không có số vốn tích lũy lớn để có thể tham gia các loại hình sản xuất khác ngoài nông nghiệp.

Điểm mạnh: Thân chủ có thể lao động, chịu khó.

Điểm yếu: Thiếu kiến thức về chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, thiếu kiến thức làm kinh tế cũng như các nguồn lực trợ giúp để giúp thân chủ phát triển kinh tế.

Do đó, để giải quyết được vấn đề của thân chủ thì cần có một kế hoạch cụ thể, khoa học, phù hợp với thân chủ và điều kiện hỗ trợ của địa phương.

Vai trò của nhân viên xã hội là trợ giúp cho thân chủ khắc phục phần nào những khó khăn và giúp thân chủ đáp ứng nhứng nhu cầu mà thân chủ mong muốn, những nhu cầu đó nắm trong khả năng của nhân viên xã hội.

Một phần của tài liệu Thực trạng ASXH và Công tác xã hội với người nghèo tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Đăk Lăk (Trang 28)