Sự chuyển dịch lao động theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 50)

- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,

2.2.3.1.Sự chuyển dịch lao động theo ngành kinh tế

Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh cho đến nay, trải qua gần 10 năm, Bắc Ninh tuy có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế nhưng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh chuyển biến chưa mạnh mẽ. Lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản tuy có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng về số lượng (tuyệt đối) và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động toàn tỉnh. Năm 2005 trong tổng số 532,9 ngàn người có việc làm trong tỉnh cơ cấu phân bổ vào các ngành kinh tế như sau:

- Ngành nông - lâm - thủy sản: 49,35% - Ngành công nghiệp - xây dựng: 28,59% - Các ngành dịch vụ: 22,20%

Trong cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông - lâm - thủy sản thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm chủ yếu (98,09%) còn lại chỉ có 1,91 trong lĩnh vực thủy sản [7, tr. 29].

Khi Bắc Ninh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm

ngư nghiệp, đồng thời tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp - xây dựng (năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,76%, so với năm 2003 tăng 3,52%). Tuy nhiên, ở 3 khu vực này sự chuyển dịch theo hướng tích cực còn chậm.

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: %

Ngành Năm

Ngành nông - lâm -

thủy sản (KV 1) Ngành công nghiệp -xây dựng (KV 2) Ngành dịch vụ(KV3)

2000 59,21 23,58 17,21 2001 57,05 23,36 19,59 2002 56,12 24,32 19,67 2003 51,56 24,24 24,20 2004 49,70 27,80 22,50 2005 49,35 28,59 22,20

Nguồn: Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm: Thực trạng lao động việc làm tỉnh Bắc Ninh năm 2000 - 2005.

Ở một khía cạnh khác trong thời gian qua, ở khu vực nông thôn Bắc Ninh bước đầu đã có sự phân công lại lao động giữa các ngành nghề, điều đó thể hiện sự tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn.

Do kết quả tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động ở nông thôn đã trở lên đa dạng hơn. Bên cạnh nghề nông, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, từng bước phát triển, nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện. Chính sự đa dạng hóa ngành nghề cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy quá trình phân công lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, sự phát triển của các ngành nghề cũng đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng cơ cấu công nghiệp - xây dựng - dịch vụ, giảm cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp,

góp phần bố trí lực lượng lao động nông thôn theo hướng "ly nông bất ly hương".

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 50)