Về phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 40 - 42)

Đây là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh. Song trước thời kỳ đổi mới làng nghề gặp nhiều khó khăn, do cơ chế sản xuất kinh doanh chưa phù hợp, mặt khác chính sách giá cả không hợp lý, quản lý yếu kém làm cho sản xuất bị giảm sút, nhiều thợ thủ công không sống được bằng nghề của mình phải bỏ đi làm việc khác, số nghệ nhân và thợ tài hoa ngày càng ít đi, đẩy các làng nghề vào tình trạng điêu đứng, nhiều làng nghề có nguy cơ bị mai một như làng tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng... Sau khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích, phát triển các ngành nghề cả truyền thống và ngành nghề mới bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Đây là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Bắc Ninh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nói chung và nhân lực trong nông nghiệp nông thôn nói riêng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống một bộ phận quan trọng của dân

cư nông thôn. Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề được phân bố theo các địa phương và ngành kinh tế như sau:

Bảng 2.2: Phân bố các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh

TT Huyện

Số làng nghề

Phân bố theo ngành kinh tế Thủy

sản Công nghiệpchế biến dựngXây Thươngmại Vận tảithủy

1 Từ Sơn 18 14 2 2 2 Tiên Du 4 2 2 3 Yên Phong 16 15 1 4 Quế Võ 5 5 5 Thuận Thành 5 1 4 6 Gia Bình 8 8 7 Lương Tài 6 5 1 Tổng cộng 62 1 53 4 3 1

Nguồn: Sở Công nghiệp Bắc Ninh, năm 2005.

Sự khôi phục và phát triển các làng nghề ở Bắc Ninh trong những năm vừa qua đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó giá trị sản xuất của các làng nghề thường chiếm từ 70 - 80 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Cụ thể: năm 2000, giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 561,3 tỷ đồng, chiếm 67,2% giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và 26,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; năm 2002, giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1057 tỷ đồng, chiếm 30,3% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; năm 2004 giá trị sản xuất của các làng nghề đạt 1947 tỷ đồng chiếm 78% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và chiếm 37,6% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh [1, tr. 47].

Mặt khác, cũng chính từ sự phát triển của các làng nghề đã góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, đặc biệt là lao

động ở các vùng nông thôn lúc "nông nhàn" cũng như thời vụ, tăng thu nhập để cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng nông thôn mới. Ví dụ: xã Châu Khê huyện Yên Phong có các làng thép Đa Hội và Trịnh Xá, mỗi năm sản xuất khoảng 75.000 tấn sản phẩm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 800 - 900 triệu đồng/năm. Toàn xã có 13.000 lao động thì có trên 6000 lao động làm nghề, ngoài ra còn thu hút khoảng 8000 lao động từ các nơi khác đến làm thuê, thu nhập bình quân toàn xã 8.500.000 đ/người/năm [1, tr. 48].

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w