- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,
3.1.2. Định hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hộ
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15 - 16%, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 19 - 20%/năm, khu vực dịch vụ tăng khoảng 17 - 18%/năm. Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế 13%/năm trong đó công nghiệp- xây dựng tăng trên 15%/năm. Thời kỳ 2016 - 2020 mức tăng trưởng kinh tế 12%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng bình quân trên 12% và khu vực dịch vụ tăng bình quân 14 - 15%/năm.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng (tương đương 1300 USD)
- Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20,112 tỷ đồng (giá 1994), giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 2.939 - 3.108 tỷ đồng (giá 1994).
- Phấn đấu nền kinh tế có tỷ suất hàng hóa cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm 54,8 - 58,5%, đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800 - 900 triệu USD.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến là 39 - 40%; 2011 - 2020 đạt khoảng 42 - 45%.
- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt trên 3200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm, đạt tỷ lệ thu ngân sách từ GDP 15% năm 2010 và 15,5% năm 2020 [55, tr. 28].
Thứ hai, về phát triển xã hội.
Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm. Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,0% xuống còn 3,3 - 3,5% và tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn trên 80% vào năm 2010.
- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 22 - 24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 42,8%.
- Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% các trường được kiên cố hóa; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể.
- Đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa ít nhất đạt khoảng 45 - 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70%.
- Đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 39 - 40%, đến năm 2020 đạt khoảng 50 - 60%. Đến năm 2010 có 80% lao động có việc làm sau khi được đào tạo.
- Đến năm 2010 giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 7% (theo chuẩn năm 2005) [55, tr. 32].
Thứ ba, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giá trị kinh tế và giá trị hàng hóa lớn. Tiếp tục đầu tư thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản có chất lượng cao và hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường Hà Nội và các khu đô thị, khu công nghiệp trong tỉnh đồng thời tính đến thị trường quốc tế xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp giá trị cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực (đất đai, lao động và nguồn vốn). Nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị đất canh tác, đến năm 2015 tăng gấp 2,5 lần năm 2005 và năm 2020 gấp 1,5 lần năm 2015.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 3 khâu: sản xuất - chế biến - thị trường trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh sản xuất nông nghiêp hàng hóa có năng suất và chất lượng cao. Thực hiện hội nhập với khu vực và quốc tế. Chuyển đổi một cách cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Gắn quá trình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Tạo việc làm phi nông nghiệp để giảm lao động trong nông nghiệp đến năm 2010 còn khoảng 268 nghìn lao động, năm 2015 còn khoảng 213 nghìn lao động và 2020 còn khoảng 182 nghìn lao động lâm nông nghiệp chiếm 30% cơ cấu lao động xã hội.
Đến năm 2020 nhân khẩu nông nghiệp còn khoảng 40 vạn người, quỹ đất nông nghiệp vào năm 2010 chỉ còn 80% so với hiện nay và đến năm 2020 bình quân đất nông nghiệp trên đầu người còn 380m2... [53].