Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khôi phục, phát triển các ngành nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 80 - 83)

- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khôi phục, phát triển các ngành nghề

nông nghiệp, nông thôn, đồng thời khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống và mở thêm nghề mới cho nông dân

• Khả năng tạo việc làm, sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn của kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn còn có nhiều mặt hạn chế, do đó từ nay đến những năm 2010 hoặc còn xa hơn nữa, kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân, cá thể vẫn là khu vực đóng

vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tạo lập và giải quyết việc làm tại chỗ trong nông nghiệp và nông thôn. Các hướng giải quyết việc làm cho khu vực kinh tế này là phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, thương mại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong xu thế phát triển, Bắc Ninh phải tính đến tất yếu về kinh tế trong tổ chức sản xuất hàng hóa ở nông thôn là kinh tế hộ tiểu nông sẽ chuyển dần sang kinh tế trang trại hộ gia đình. Với mô hình kinh tế này sẽ giải quyết những hạn chế của kinh tế hộ tiểu nông. Các chủ trang trại chủ động mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo kiểu công nghiệp, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa. Sự phát triển theo hướng này sẽ góp phần tạo mở việc làm, kết hợp sử dụng hiệu quả số lượng lao động với tăng cường mức nhân dụng ở nông thôn.

Làng nghề và công nghiệp làng nghề là một trong những thế mạnh của tỉnh Bắc Ninh, là một tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Đây là một trong những giải pháp quan trọng tích cực góp phần giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh và các địa phương bạn.

Hiện nay, Bắc Ninh có tới 62 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới với tổng số lao động tham gia làm nghề là 143.831 người, chiếm 14,4% dân số, bằng 30,8% lực lượng lao động nông thôn. Nhiều làng nghề nổi tiếng đang khẳng định được chỗ đứng trên thị trường cả trong và ngoài nước như gỗ mỹ nghề Đồng Kỵ, đồng Đại Bái, giấy Dương ổ, sắt thép Đa Hội … Làng nghề Bắc Ninh có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần đáng kể vào việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phấn đấu đạt được mục tiêu Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Các làng nghề đóng góp từ 30 - 40% giá trị sản xuất công nghiệp trong toàn tỉnh (năm 2005 là 1.947.348 triệu đồng chiếm 37,6%), nộp ngân sách nhà nước mỗi năm một tăng:

- Năm 1997: 1.292 triệu đồng; - Năm 2001: 8.700 triệu đồng;

- Năm 2005: 19.000 triệu đồng [1, tr. 53]

Bên cạnh đó, sự phát triển của các làng nghề trong tỉnh đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Sở dĩ làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn là do hoạt động sản xuất trong các theo nghề tận dụng được triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng công đoạn trong quá trình sản xuất. Yêu cầu về lao động trong các công đoạn sản xuất là không giống nhau. Có những công đoạn phải tập trung làm việc ngày tại xưởng, song có những công đoạn có thể đem về nhà và gia công ngay tại gia đình. Có những công đoạn đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo, con mặt tinh tường và kỹ xảo của những nghệ nhân nhưng cũng có những công đoạn mà ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất đã kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác phát triển như thu gom phế liệu, vận chuyển, kinh doanh các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của những người trực tiếp sản xuất … Ở những làng nghề phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng hết lao động tại địa phương các chủ sản xuất còn phải thuê thêm lao động từ các vùng lân cận. Chẳng hạn ở xã Phong Khê hiện có 1.311/1.650 hộ làm nghề với gần 90% lao động trong làng, xã tham gia sản xuất, ngoài lao động chính còn thường xuyên có từ 1.200 - 15.00 người ngoài độ tuổi lao động tham gia và thu hút thêm khoảng 2.000 lao động từ các địa phương khác đến làm thuê, hay như làng Đồng Kỵ dân số có 11.000 người thì có tới 6.000 lao động trực

tiếp làm nghề, ngoài ra còn thu hút thêm khoảng 4.000 lao động từ các nơi khác đến làm thuê …

Để tận dụng triệt để thế mạnh của làng nghề trong việc sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần tăng thu chi ngân sách và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Bắc Ninh cần phải có những chính sách đồng bộ trong việc quy hoạch, đầu tư, định hướng và tạo điều kiện về cơ chế về thị trường cho từng loại ngành nghề và có kế hoạch nhân rộng nghề ra các làng xã khác theo kiểu "vết dầu loang" nhằm gia tăng năng lực sản xuất cho các làng nghề hoặc mở thêm những nghề mới từ các nước khác, địa phương khác phù hợp với "đồng đất và con người" Bắc ninh và sản xuất có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2010 đưa số làng nghề ở Bắc Ninh lên 80 làng và 70 - 80% xã trong tỉnh có làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w