• Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và toàn diện.
Nhiều năm qua, kinh tế của Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phản ánh những thắng lợi bước đầu đáng ghi nhận của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Bốn năm đầu (từ khi tái lập tỉnh) 1997 - 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,6%, năm năm tiếp theo (2001 - 2005) tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 13,9% đứng thứ 2 trong những tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và gấp 2 lần so với bình quân chung cả nước.
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) - giá so sánh 1994
Tỷ đồng 5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh.
Trong đó:
- Nổi bật nhất là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng phát triển liên tục với nhịp độ cao, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá trị
sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 26,6%, nếu so sánh năm 2005 với năm 1996 (trước khi tách tỉnh) thì gấp 11 lần. Tính đến tháng 12/2005 trên địa bàn tỉnh có 19.016 hộ cá thể và 413 doanh nghiệp tham gia sản xuất trong ngành công nghiệp, với 5 khu công nghiệp tập trung và 23 khu công nghiệp làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ được quy hoạch đồng bộ và đang được đẩy nhanh tiến độ "lấp đầy" đã tạo cho công nghiệp Bắc Ninh
2488,3 2838,4 2838,4 3231,9 3671,8 4181,0 4895,2
một động lực mới, đây là nơi thu hút nhiều lao động (đặc biệt là khu vực nông thôn vào làm việc) góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn nhân lực.
Giá trị xây lắp tăng bình quân 17,7%/năm. Các doanh nghiệp xây dựng của Bắc Ninh không chỉ thi công các công trình công nghiệp, dân dụng trên địa bàn mà còn vươn ra các tỉnh và thành phố trong cả nước.
- Nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hóa.
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân hàng năm 6,8%. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi được thay đổi theo hướng tăng hiệu quả sản xuất. Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 450 kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Giá trị thu hoạch trên 1 ha canh tác tăng từ 24,9 triệu đồng (năm 2000) lên trên 34 triệu đồng (năm 2005). Chăn nuôi kiểu trang trại, công nghiệp tập trung đang được mở rộng, thay thế dần kiểu chăn nuôi truyền thống. So với năm 2000 đàn bò tăng bình quân hàng năm 6,7%, đàn lợn tăng 5,6% và gia cầm tăng 8,2%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng gấp 1,87 lần. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển cả về quảng canh và thâm canh, giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm là 18,4% [53, tr. 4].
- Các ngành dịch vụ góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống.
Giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm tăng 14,9%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng nhanh (bình quân hàng năm 29,7%). Trên địa bàn hiện nay có 79 chợ và hàng ngàn điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ. Nhịp độ tăng giá trị tăng thêm của ba nhóm dịch vụ (nhóm có tính thị trường, nhóm sự nghiệp và nhóm hành chính công) đều có nhịp độ bình quân tăng cao hơn nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh. Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường bất động sản... đã được hình thành và đang có xu hướng mở rộng, phát triển và nâng cao chất lượng [53, tr. 5].
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực theo hướng phát triển toàn diện và bền vững. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 23,8% năm 1997 lên 48,6 năm 2005, trong khi đó tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm đáng kể từ 45% năm 1997 xuống còn 24,2 năm 2005, khu vực dịch vụ ổn định từ 26 - 28% [53, tr. 5].
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2005
Đơn vị tính: % Năm 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 100 100 100 100 100 100 100 Nông - Lâm - Ngư nghiệp 45,0 38,0 34,2 32,3 29,2 26,5 24,2 Công nghiệp - Xây dựng 23,8 35,6 37,6 40,1 43,0 46,2 48,6 Dịch vụ 31,2 26,4 28,2 27,6 27,8 27,3 27,2
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.