Về văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 42 - 44)

Bắc Ninh là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Từ bao đời nay, người dân đã quần tụ với nhau trong xóm làng, có lũy tre xanh bao bọc, với cây đa, giếng nước, mái đình. Bắc Ninh là miền quê của những di sản văn hóa lâu đời, của nền văn hiến và truyền thống cách mạng. Vùng đất này là địa bàn sinh thành dân tộc và văn hóa Việt, nơi thi triển có hiệu quả nhiều chính sách dựng nước và giữ nước của các triều đại. Đây là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", sản sinh và nuôi dưỡng những bậc minh quân, những bậc "khai quốc công thần", quê hương của hơn 600 vị đại khoa tiến sĩ (chiếm 1/4 số tiến sĩ cả nước thời phong kiến) và là quê hương của những nhà cách mạng tiền bối, những học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh như: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt...

Quê hương Bắc Ninh từ lâu đời đã có truyền thống hiếu học và thành đạt, nơi đây có các làng tiến sĩ như Kim Đôi, Vĩnh Kiều, Tam Sơn … Vùng đất này là nơi nổi tiếng năng động với những hoạt động kinh tế thương mại phong phú đa dạng và luôn nhộn nhịp với các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Đình Bảng, Lũng Giang … Các làng thợ, làng nghề như: giấy Đống Cao; thợ ngõa Đình Cả, Nội Duệ; sắt Đa Hội; đồng Đại Bái, Quảng Bố; dệt lụa Cẩm Giang; gốm Phù Lãng; tầm tơ Vọng Nguyệt, Tam Giang… và đặc

sắc là những làng nghệ thuật như tranh Đông Hồ, ca trù Thanh Tương và đặc biệt là 49 làng Quan họ với hàng trăm làn điệu, lời ca làm say đắm lòng người...

Ngày nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đang phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp và văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của người Kinh Bắc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng đất nước.

• Về giáo dục và đào tạo:

Trong những năm qua, Bắc Ninh đã có nhiều thành tựu nổi bật trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục phát triển, số học sinh so với độ tuổi đạt: Nhà trẻ 108%; mẫu giáo 103%, trung học phổ thông 104% so với kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và nâng cao, đội ngũ giáo viên phổ thông cả ba cấp cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tỷ lệ trường học kiên cố đạt 76,7%, đã có 121 trường đạt chuẩn quốc gia.

Hiện nay ở Bắc Ninh có 6 trường và trung tâm dạy nghề hàng năm đào tạo từ 500 đến 600 học sinh, chưa kể một số trường đại học và cao đẳng của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như: Đại học Thể dục thể thao, Cao đẳng Thống kê … một số trường đại học, cao đẳng tư thục đang được hình thành như: Đại học Quốc tế, Cao đẳng Bắc Hà …

• Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được chú ý đúng mức, hiện nay ở Bắc Ninh, bình quân cứ 1 vạn dân có 18,7 y bác sĩ và 19,5 giường bệnh, mạng lưới y tế được mở rộng đến từng thôn xóm; hiệu quả công tác phòng và chữa bệnh ngày càng cao đã tạo điều kiện cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. những chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các loại bệnh cho trẻ

em và phòng chống bệnh dịch cho người dân được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Chính những tiến bộ trong công tác giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã góp phần nâng cao trí lực và thể lực cho người lao động- nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương. Các nhân tố nêu trên là các nhân tố tác động đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời cũng là các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w