Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 76 - 80)

- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,

3.2.2.Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm mục đích phát triển kinh tế khu vực này, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu việc làm, cơ cấu lao động, cơ cấu giá trị sản lượng, cơ cấu thu nhập của cư dân nông thôn … Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải là sự chuyển dịch đồng bộ trên các mặt: cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lao động,

trình độ kỹ thuật, các vùng, các thành phần kinh tế … theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển hiện đại, tiên tiến, vừa khai thác triệt để những thế mạnh sẵn có ở địa phương. Trước hết, cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp của tỉnh. Phát triển nông nghiệp theo quan điểm sản xuất hàng hóa, sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp và có khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Đối với cây lương thực, mục tiêu chương trình sản xuất lương thực là: Đảm bảo cân đối lương thực cho nhu cầu trong tỉnh, một phần cho chế biến thành hàng hóa và xuất khẩu. Trong đó, cây lúa vẫn là cây lương thực chính của Bắc Ninh ít nhất là đến năm 2020, với quan điểm xóa bỏ tự cân đối lương thực cho từng xã, từng huyện mà phải tiếp cận lương thực của hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Phát huy thế mạnh của từng địa phương có trình độ thâm canh cao như: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, có đồng đất phù hợp với cây lúa. Giảm chi phí để tăng năng suất sản lượng lúa chung cho toàn tỉnh. Cần tập trung quy hoạch diện tích trồng lúa hợp lý, chuyển một phần ruộng hay bị ngập úng, cấy 1 vụ năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản hay trồng màu hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích trồng lúa bố trí theo hai hướng: sản xuất lúa thâm canh cao và sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, trong đó phát huy lợi thế có thị trường tiêu thụ gạo nếp khá ổn định ở các tỉnh phía nam để tăng sản lượng thóc nếp hàng hóa lên gấp 2 - 2,5 lần như hiện nay.

Phát triển cây ngô, cây đậu tương, cây lạc ở những nơi có điều kiện, làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi để tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Triệt để khai thác về lợi thế địa lý của Bắc Ninh nằm trong vành đai cung cấp thực phẩm cho Hà Nội và các vùng đô thị trong tỉnh và phụ cận

cũng như nước bạn Trung Quốc, áp dụng mô hình nông nghiệp ven đô, duy trì mở rộng diện tích, tăng vụ gieo trồng một số cây thực phẩm có giá trị cao theo hướng sản xuất hàng hóa, sạch, an toàn như: Khoai tây, cà chua, hành tỏi, cà rốt, súplơ, xu hào … đưa giá trị sản xuất rau lên gấp 2 - 3 lần hiện nay. Tăng nhanh diện tích cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha đất canh tác trong tỉnh. Với hướng này, một phần lao động trồng lúa sẽ được giải phóng, tạo ra một cơ cấu lao động có hiệu quả trong nội tại lĩnh vực nông nghiệp, làm tiền đề cho sự chuyển dịch lao động trong khu vực kinh tế nông thôn.

Trong chăn nuôi, cần tập trung phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm, bò sữa và bò thịt, các loại gia cầm (gà, ngan, vịt) và nuôi trồng thủy sản trong các hộ gia đình theo mô hình kinh tế VAC và kinh tế trang trại. Mô hình này trên thực tế có thể thu hút một lực lượng lao động tương đối lớn thuộc mọi lứa tuổi, mọi đối tượng và thành phần khác nhau với những khoảng thời gian nhàn rỗi, nông nhàn ở nông thôn.

Mặt khác, cần đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là các phương pháp cải tạo, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, hiệu quả cao và áp dụng công nghệ sinh học hiện đại. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, làm tiền đề cho việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn trong tỉnh.

Cần chú ý rằng, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nghĩa là lấy thị trường làm định hướng (kể cả trong nước và xuất khẩu), lấy trọng tâm là hiệu quả kinh tế, trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có. Cần phải có sự liên kết giữa các khâu trước, trong và sau sản xuất thành một hệ thống ngành nghề mới, thực hiện kinh doanh đồng bộ: trồng trọt - chăn nuôi - chế biến, sản xuất - cung ứng - tiêu thụ, thương nghiệp - công nghiệp - nông nghiệp. Như vậy, sẽ có sự hỗ trợ qua lại giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nhằm xây

dựng nông nghiệp với quy mô hợp lý và ngày càng hiện đại, hiệu quả. Điều này sẽ mở rộng phạm vi của sản xuất nông nghiệp, kéo dài dây chuyển ngành nghề của nông nghiệp, mở rộng không gian việc làm cho sức lao động của nông dân, làm gia tăng giá trị chế biến trong sản xuất nông nghiệp, từ đó hình thành cơ chế bồi thường lợi ích bên trong ngành, làm giảm chênh lệch cánh kéo về giá cả sản phẩm trong công - nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo ra những cơ hội cho việc chuyển hóa sức lao động trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, về lâu dài ngành nông nghiệp có giới hạn trong khả năng tạo việc làm cho nhân dân. Tiềm năng lớn nhất để tăng cường mức nhân dụng ở nông thôn là phát triển công nghiệp, tiểu chủ công nghiệp, các ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp. Về điểm này Bắc Ninh là tỉnh có thế mạnh nhất định, cần phải được phát huy.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là hướng giải quyết việc làm cơ bản, lâu dài, gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn Bắc Ninh, chuyển một bộ phận lao động quan trọng từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp của nước ta từ trước đến những năm gần đây đều thiên về khu vực đô thị, những làng xã nông thôn chỉ có một số hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Những năm đổi mới gần đây, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển các khu công nghiệp. Với quan điểm thông thoáng, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, đến nay Bắc Ninh đã hình thành được các khu công nghiệp tập trung như Quế Võ (I, II), Tiên Sơn, Yên Phong (I, II) … với tổng diện tích là 2.607 ha, thu hút hàng trăm doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, chưa kể các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện Yên Phong, Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh … với hàng nghìn doanh nghiệp đã từng bước tạo cho tỉnh một

diện mạo mới, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh và đặc biệt là góp phần tạo việc làm quan trọng cho số lao động trong khu vực nông thôn, nông nghiệp của tỉnh. Hướng tới, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung mở rộng các khu công nghiệp hiện tại và triển khai thêm một số khu công nghiệp tập trung như Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Đại Đồng - Hoàn Sơn … khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp chế biến … có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn lọc đối tác đầu tư từ bên ngoài, có hàm lượng chất xám và thu hút nhiều lao động nhất là lao động ở các vùng nông thôn trong tỉnh.

Mặt khác, tỉnh phải có chiến lược ưu tiên đầu tư, tạo bước chuyển biến vượt bậc trong hoạt động dịch vụ, du lịch phù hợp với xu thế phát triển nhanh của công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hóa và đời sống, đóng góp thêm vào tăng trưởng GDP (phấn đấu đến 2010 tỷ trọng chiếm khoảng 30,7%). Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ kinh doanh và mạng lưới phân phối tiêu thụ; triển khai và thực hiện tốt phát triển thương mại, du lịch, nâng cao hiệu quả của các trung tâm xúc tiến thương mại - dịch vụ để đẩy mạnh giao lưu hàng hóa và xuất khẩu. Đây cũng là một hướng quan trọng để thu hút và giải quyết lực lượng lao động trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đến2020 ở Bắc Ninh (Trang 76 - 80)