Thực trạng thị trờng TPĐT thứ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu đô thị ở Việt Nam (Trang 52)

Trong 3 loại trái phiếu đã phát hành và mua bán trên thị trờng, bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phơng (TPĐT) và trái phiếu doanh nghiệp, thì khối lợng TPCP chiếm u thế trên thị trờng với 84% thị phần, trong khi đó trái phiếu chính quyền địa phơng là 6%, và trái phiếu doanh nghiệp là 10% (chi tiết giao dịch theo từng năm xem Phụ lục 2). Giá trị các trái phiếu giao dịch đợc minh hoạ Hình 2 và Bảng 7 dới đây.

Bảng 2.7: Tình hình giao dịch trái phiếu tại Sở và TTGDCK

Loại TP 2008 2009 2010 KL (Trái phiếu) GT (Triệu đồng) KL (Trái phiếu) GT (triệu đồng) KL (trái phiếu) GT (triệuđồng) TPCP 208.000.000 20.800.000.000 1.528.770.000 152.877.000 1.732.800.000 173.280.000 TPĐT 10.300.000 1.030.000.000 30.450.000 3.045.000 20.400.000 2.040.000 TPD N 25.000.000 2.500.000.000 36.235.000 3.623.500 498.675.000 49.867.500 Tổng 243.300.00 0 24.330.000000 1.595.455.000 159.545.500 2.251.875.000 225.187.500 Nguồn: Sở GDCKHN

Hình 2.3: Giá trị trái phiếu giao dịch 2008-202010 (tỷ đồng) Giá trị giao dịch:

Trong đó, TPCP luôn dẫn đầu thị phần về khối lợng và giá trị giao dịch. Tiếp theo là trái phiếu doanh nghiệp và cuối cùng là trái phiếu chính quyền địa phơng (xem chi tiết Phụ lục 2).

Về lãi suất TPĐT:

Với kỳ hạn của trái phiếu là 2 năm và 5 năm, mức lãi của TPĐT do thành phố Hồ Chí Minh phát hành đợc căn cứ vào lãi suất của TPCP cùng kỳ hạn cộng thêm một khoản chênh lệch. Khoản chênh lệch này tùy thuộc vào cung cầu của thị trờng ở từng thời điểm và tối đa không quá 0,12%/năm đối với loại có kỳ hạn 2 năm và 0,30% đối với loại có kỳ hạn 5 năm. Nh vậy, mức lãi suất 8,52% cho kỳ hạn 2 năm và 9% cho loại có kỳ hạn 5 năm đã cao hơn hẳn lãi suất TPCP.

Tất cả các trái phiếu đều trả lãi sau, với phơng thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Vê cơ bản, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp đều cao hơn lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ (Xem bảng 8 và Hình 5).

Bảng 2.8: So sánh lãi suất TPCP và TPĐT cùng kỳ hạn

Kỳ hạn 2 năm 5 năm 10 năm 15 năm

TPCP, lãi suât giao dịch gần nhất (%/năm)

7,3 7,9 8,7 8,85

TPCP vừa phát hành (%/năm) 7,2 7,86 NA 8,4

Lãi suất chuẩn Bloomberg 7,475 7,921 8,461 8,792

Lãi suất TPĐT (%/năm) 8,52 9,0 9,25 9,55

Hình 2.4: So sánh lãi suất TPCP và TPĐT (%/năm)

So sánh với lãi vay ngân hàng, có thể thấy lãi suất này vẫn thấp hơn so với lãi suất vay ngân hàng (trung bình 10% - 12%/năm đối với dự án vay trung dài hạn). Thực ra, đây chỉ là lãi suất danh nghĩa, không phải lãi suất thực, trong bối cảnh lạm phát tăng, lãi suất thực có xu hớng xuống dới mức 0%. Điều này có thể giải thích tại sao các nhà đầu t tỏ ra thờ ơ với việc đầu t vào trái phiếu.

Ngoài lãi vay, chủ thể phát hành còn phải trả một khoản phí hay hoa hồng cho các dịch vụ t vấn bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán, gọi là chi phí phát hành. Chi phí này có thể tăng lên rất cao, phụ thuộc vào khả năng trả nợ của tổ chức phát hành, nó có thể làm tăng lãi suất thực lên tới 12% hay 13% hàng năm. Khả năng trả nợ càng thấp, chi phí phát hành càng cao. Đây cũng là một trong những rào cản đối với việc phát hành trái phiếu của các địa phơng ở Việt Nam hiện nay.

So sánh với lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn, có thể thấy, lãi suất trái phiếu đô thị phát hành có xu hớng biến động cùng chiều (Bảng 7). Khoảng chênh lệch (interest gap) giữa lãi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất TPĐT khoảng 0,5% đến 1,2%, phản ánh mức chênh lệch rủi ro của hai trái phiếu này. Trên thực tế, còn tuỳ thuộc vào từng thời điểm phát hành và kỳ hạn của từng loại trái phiếu, mà mức chênh lệch này có thực sự phản ánh rủi ro của hai loại trái phiếu này hay không.

TPĐT ở Việt Nam hiện nay là phân tán. Trái phiếu có quá nhiều loại, phát hành manh mún, nhiều kỳ hạn, nhiều mức lãi suất khác nhau nên đã làm cho thị trờng trái phiếu rất khó có đợc một sự đồng nhất.

Hầu hết các trái phiếu đợc phát hành có nhiều kỳ hạn ngắn nhất là 2 năm, dài nhất là 15 năm. Trái phiếu của TP. HCM phần lớn có kỳ hạn 15 năm, Hà Nội và Đồng Nai có duy nhất một kỳ hạn 5 năm. Trong một thị trờng tài chính phát triển, trái phiếu thờng có thời hạn từ trên 20 năm cho đến 30 năm. Các ngân hàng thờng hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn nh thế vì rủi ro cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong điều kiện lạm phát cao, môi tr- ờng chính sách không đảm bảo và do tác động khá nhạy cảm của các biến động kinh tế quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tởng của các nhà đầu t khi đầu t vào một loại trái phiếu có thời hạn quá dài, do đó, TPĐT có kỳ hạn cao nhất là 15 năm.

Qua so sánh về khối lợng và giá trị giao dịch các loại trái phiếu trên cho thấy, tính thanh khoản của TPĐT còn thấp. Thị trờng trái phiếu sơ cấp chỉ có thể phát triển đợc nếu thị trờng thứ cấp hoạt động trôi chảy, tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Các giao dịch mua bán trái phiếu trên thị trờng thứ cấp còn rất hạn chế. Tính thanh khoản của trái phiếu chủ yếu thể hiện giới hình thức nh nhà đầu t có thể sử dụng trái phiếu để chiết khấu, cầm cố vay vốn ngân hàng hoặc đề nghị tổ chức phát hành thanh toán trớc hạn. Tuy nhiên, TPĐT không nằm trong danh mục đợc cầm cố, thế chấp theo quy định của NHNN. Do đó, hạn chế giao dịch trên thị trờng thứ cấp.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu đô thị ở Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w