- Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Quan hệ cha, mẹ, con.
2.2.5.3. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng. Quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nghĩa vụ về nhân thân và quan hệ về tài sản. Các quyền và nghĩa vụ này được pháp luật bảo hộ. Luật Hôn nhân và gia đình không có điều khoản riêng quy định rõ luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 102, Khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì pháp luật điều chỉnh quan hệ trên có thể là pháp
Formatted: Font: Italic, Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands), Condensed
Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)
luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt nam và các quy phạm pháp luật khác của Việt Nam. Theo quy định từ Điều đến Điều 26của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cho thấy: những quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng mang yếu tố tình cảm gắn liền với bản thân vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì mới có những quyền và nghĩa vụ đó. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng được quy định từ Điều 27 đến Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 gồm :: quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tái sản.
Xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng còn được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc được ghi nhận trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam với nước ngoài. Thông thường xung đột về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được giải quyết theo các quy phạm xung đột thống nhất.