Địa vị pháp lý của người nước ngoài qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 56)

- Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Quan hệ cha, mẹ, con.

2.2.2.1.Địa vị pháp lý của người nước ngoài qua các thời kỳ

2.2.2.1.1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005

- Giai đoạn người nước ngoài định cư ở Việt Nam trước khi ban hành Bộ Luật Dân sự năm 1995:

Pháp luật Viêt Nam chưa có quy định chung và đầy đủ về quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài. Các quy định về vấn đề này nằm rải rác ở rất nhiều văn bản khác nhau. Ví dụ, theo Điều 7 Quyết định số 122/ CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt Nam (người nước ngoài định cư ở Việt Nam), người nứơc ngoài định cư ở Việt Nam được hưởng quyền sở hữu cá nhân về thu thập hợp pháp, về tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất nhất định theo pháp luật Việt Nam;

- Từ khi ban hành Pháp lệnh Nhà ở năm 1991, người nước ngoài định cư ở Việt Nam được quyền sở hữu đối với một loại bất động sản là nhà ở. Các quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị ( (Điều 18) khẳng định rõ ràng, người nước ngoài định cư ở Việt Nam chỉ được hưởng quyền sở hữu đối với một nhà ở cho bản thân và cho gia đình trên đất ở thuêthuê của Nhà nước Việt Nam trong một thời gian định cư ở Việt Nam.

- Ngày 22/6/1994 Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Theo luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành, người nước ngoài định cư ở Việt Nam cũng được khuyến khích đầu tư và hưởng các ưu đãi, các biện pháp đảm bảo đầu tư cho công dân, tổ chức Việt Nam. Như vậy người nước ngoài định cư ở Việt Nam từ khi đạo luật này có hiệu lực,

Formatted: Font: Italic, Dutch (Netherlands) Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.35 pt

Formatted: Font: Not Bold, Italic, Dutch

(Netherlands)

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

ngoài quyền sở hữu đối với các tài sản là động sản và một nhà ở cho bản thân và cho gia đình, còn được hưởng quyền sở hữu đối với những bất động sản mà họ góp vốn hoặc bỏ 100% vốn để xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam về khuyến khích đầu tư trong nước trong xuất thời gian tồn tại và hoạt động của dự án đầu tư của họ.

Người đầu tư nước ngoài cũng được công nhận có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian đầu tư ở Việt Nam ( (Điều 16 Pháp lệnh năm 1991 về nhà ở). Song từ khi ban hành Nghị định số 06/CP ngày 5/7/1994, người nước ngoài đanh đầu tư tại Việt Nam không còn được hưởng quyền sở hữu đối với nhà ở trên lãnh thổ Việt Nam. Họ chỉ có thể thuêthuê nhà để ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam.

Đối với những người nước ngoài không thuộc diện định cư hoặc đang đầu tư ở Việt Nam:

Trước khi ban hành Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, pháp luật nước ta chưa có quy định về quyền sở hữu của những người nước ngoài không thuộc diện định cư hoặc đang đầu tư ở Việt Nam. Trên thực tế, những người nước ngoài thuộc loại này vẫn có quyền sở hữu đối với tư liệu sinh hoạt, thu nhập hợp pháp và các loại động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam. Họ không có quyền sở hữu đối với bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả nhà ở.

Việt Nam công nhận quyền sở hữu của người nước ngoài đối với những động sản mà họ là chủ sở hữu, thủ đắc hợp pháp ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, khi được phép mang từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi động sản đó được nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam, thì việc thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu, phạm vi thực hiện quyền sở hữu cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu của họ phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

Trong trường hợp người nước ngoài được phép có quyền sở hữu đối với những tài sản nhất định tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, thì việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu, phạm vi thực hiện quyền sở hữu cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu của họ do pháp luật Việt Nam quy định, trừ một số trường hợp ngoại lệ áp dụng phổ biến trên thế giới

Bộ luật Dân sự năm 1995 đã có quy định chung về quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài, trong đó có quy chế pháp lý của người nước ngoài trong lĩnh vực sở hữu tài sản. Điều 830 quy định “"Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”". Như vậy, về nguyên tắc ,, Bộ luật Dân sự năm 1995 khẳng định trong lĩnh vực sở hữu tài sản, người nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ quốc dân với một số ngoại lệ nhất định. Ví dụ ngoại lệ về sở hữu nhà ở và các bất động sản khác.

Điều 833 của Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng khẳng định rõ “" Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định khác”".

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và theo cả các quy định khác của pháp luật Việt Nam cùng thời điểm đó, vấn đề quyền sở hữu của người nước ngoài nói chung, bao gồm cả người nước ngoài định cư ở Việt Nam, người nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam và những người nước ngoài không thuộc hai loại định cư hay đang đầu tư tại Việt Nam, đều đã được pháp luật Việt Nam quy định.

Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về quyền sở hữu của người nước ngoài hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc được áp dụng phổ biến trên thế giới: Vấn đề sở hữu tài sản được giải quyết theo pháp luật nơi có tài sản (lex rei sitae). Nội dung của điều 833 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm1995

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

được hiểu là khi tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam, nếu pháp luật Việt Nam không có quy định khác, thì pháp luật Việt Nam quyết định tất cả các vấn đề như ai có thể có quyền sở hữu đối với loại tài sản nào, cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu và đương nhiên phải quy định cả việc hành sử quyền sở hữu và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. Các trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ”"lex rei sitae”" được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Hàng hải năm 1990, Luật Hàng không dân dụng năm 1991, Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, v.v…

Cần phải khẳng định rằng, một khi người nước ngoài được phép có quyền sở hữu đối với một tài sản nào đó ở Việt Nam và pháp luật Việt Nam được áp dụng, thì mọi quy định của pháp luật của Việt Nam được áp dụng như đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

2.2.2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005 đến nay

- Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Dân sự 2005 đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam:

- Luật Đầu tư năm 2005: cho tới nay, công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoàiĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dânUBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động

đầu tư nước ngoàiĐTNN, từ thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư GCNĐT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mô hình “"một cửa, liên thông”", cách làm “"trải thảm đỏ đón nhà đầu tư”" tiếp tục xuất hiện và có tác

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.25 pt

Formatted: Font: Not Bold, Italic, Dutch

(Netherlands)

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands) Formatted: Dutch (Netherlands)

động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoàiĐTNN vào Việt Nam.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động đầu tư nước ngoàiĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa -, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta.

Theo tin đã đưa ngày 27/10/2009 của (Báo điện tử TTXVN/Vietnam+): tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 10 tháng đầu năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam gần 19 tỷ USD. Theo thông tin từ Cục Đầu tư Nước nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các giải pháp quyết liệt tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy đầu tư, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục theo chiều hướng tích cực trên cả 3 phương diện vốn đăng ký cấp mới, tăng vốn và giải ngân. Trong 10 tháng, cả nước có 658 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 14 tỷ USD. Bên cạnh đó, có 179 dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn bổ sung là gần 4,9 tỷ USD. Cùng thời gian này, tổng vốn FDI được giải ngân theo các dự án ước đạt 8 tỷ USD, bằng 87,9% so với mục tiêu giải ngân 10 tỷ USD năm 2009. Cục Đầu tư Nước ngoài cho rằng, tổng vốn đăng ký mới tuy chưa đạt tới 1/4 so với cùng kỳ năm 2008 nhưng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Với các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước liên tiếp được thực hiện trong thời gian qua cũng như sắp tới, nhiều khả năng vốn FDI thu hút mới trong năm 2009 sẽ vượt trên 20 tỷ USD và tiếp tục tăng lên vào các năm sau. Với lượng vốn đăng ký mới vừa được cấp trong 10 tháng qua, tổng vốn FDI tính từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay đã đạt hơn 174,7 tỷ USD, với 10.805 dự án đang còn hiệu lực.

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 22.5 pt

Formatted: Dutch (Netherlands), Condensed

by 0.3 pt

Formatted: Indent: First line: 0.59", Space

Before: 6 pt, Line spacing: Exactly 23.1 pt

Formatted: Font: 14 pt, Dutch (Netherlands)

Một phần của tài liệu Thực trạng và hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam (Trang 56)