Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vincom:

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM (Trang 69)

5. Tên Luận văn và kết cấu Luận văn

2.1.3.Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vincom:

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vincom đã nhiều lần bổ sung thêm chức năng và hiện nay lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm:

 Kinh doanh bất động sản;

 Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình;

 Kinh doanh khách sạn;

 Dịch vụ vui chơi, giải trí: bi-a, trò chơi điện tử, trò chơi dưới nước, trò chơi trên cạn, bơi lội;

 Dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ (không bao gồm xăm mắt và các công việc gây chảy máu);

 Dịch vụ ăn uống, giải khát;

 Buôn bán hàng công, nông nghiệp, xây dựng, phương tiện vận tải, hàng điện tử, tin học, điện lạnh, dân dụng, tự động hóa, thiết bị bảo vệ phòng chống trộm tự động, hàng nông, lâm, thuỷ hải sản;

 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;

 Tư vấn đầu tư;

 Cho thuê nhà có trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt (phòng hòa nhạc, nhà hát, hội trường, phòng cưới, trường quay, rạp chiếu phim);

 Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo;

 Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;

 Dịch vụ trang trí khẩu hiệu;

 Dịch vụ trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp;

 Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf;

 Xây dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu du lịch sinh thái;

 Kinh doanh công viên cây xanh, công viên nước, vườn trại giải trí.

Trong đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản và dịch vụ tài chính là hai lĩnh vực mũi nhọn.

2.2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM.

2.2.1. Tình hình thị trường bất động sản của nước ta trong giai đoạn hiện nay:

Việt Nam đã trải qua năm 2007 với những thành tựu đáng kể, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao kỷ lục, việc Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy nhiều công ty thâm nhập vào thị trường, đời sống người dân phát triển và sức tiêu dùng tăng nhanh. Mảng thị trường nhà ở diễn ra sôi động và nguồn vốn đầu tư ngày một tăng. Các công ty Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa, dẫn tới tăng nhu cầu về văn phòng chất lượng cao, tạo thêm áp lực trên thị trường; cầu tăng cao chưa từng có đặt ra đòi hỏi cấp thiết về nguồn cung các dịch vụ văn phòng, khách sạn, khu vực bán lẻ, căn hộ. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với kỳ vọng năm 2008 sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Theo đánh giá của Công ty CB Richard Ellis Việt Nam (là thành viên của Tập đoàn CB Richard Ellis Group - Tập đoàn có uy tín về lĩnh vực bất động

sản trên Thế giới, có trụ sở tại Los Angeles – Hoa Kỳ với hơn 500 công ty thành viên trên thế giới) thì thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có những nhận định sau:

a. Tổng quan về thị trường bất động sản trong thời gian qua:

Thị trường BĐS những năm gần đây luôn ở trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu. Vì thế việc có những cơn sốt hay tăng giá quá nhanh là điều không tránh khỏi. Đặc biệt trong những năm qua, thị trường chứng khoán có nhiều biến động dẫn đến biến động trong thị trường BĐS. Các nhà đầu tư chuyển nguồn vốn đầu tư của họ sang thị trường dễ sinh lợi nhuận và ít mạo hiểm này. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, việc Việt Nam gia nhập WTO, đời sống người dân phát triển, thu nhập cao, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân lớn mạnh, nhu cầu đầu tư và đầu cơ cao. Những điều đó dẫn đến cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thoả mãn lượng lớn nhu cầu đang còn bỏ ngỏ cũng như đóng góp vào sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Thị trường BĐS trong năm 2007 có nhiều các sự kiện nổi bật như:

 Sự kiện xếp hàng mua căn hộ tại các dự án như Vista, Sky Garden, Hoàng Anh Gia Lai… tại thành phố Hồ Chí Minh hồi giữa năm qua. Điều này cho thấy sự tăng cao về nhu cầu trong thị trường căn hộ và tiếp tục đẩy giá cả lên cao.

 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...trong đó đưa ra những nội dung bổ sung khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như là việc tăng thời gian giấy phép sử dụng đất cho các nhà đầu tư nước ngoài từ 50 năm lên 70 năm. Những hợp đồng thuê đất dài hạn sẽ tự động được gia hạn thêm 50 đến 70 năm nữa mà không phải bỏ thêm chi phí. Nghị định cũng liệt kê các trường hợp mà Chính phủ có trách nhiệm giải phóng mặt bằng trước khi giao đất cho chủ đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ của quá trình đầu tư.

 Việc đưa ra dự thảo và phê duyệt quyền sở hữu nhà đất của một số nhóm Việt kiều và đối tượng nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam đã nới lỏng và đơn giản hóa quá trình thủ tục.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, tình hình bất động sản bị chi phối bởi điều kiện kinh tế toàn cầu. Quan ngại về sự suy yếu của thị trường Mỹ cùng với khủng hoảng tài sản cầm cố, chính phủ Mỹ đã can thiệp bằng cách điều chỉnh lãi suất và cắt giảm thuế quan với mong muốn khởi động lại thị trường. Từ cuối năm 2007 tới năm 2008, giá dầu và giá vàng thế giới đã đạt mức tăng kỷ lục với sự sụt giá của đồng đôla so với đồng Euro và bảng Anh. Những sự kiện này sẽ tác động rất lớn đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Chúng ta cũng biết rằng trong những tình huống như thế, mọi người có xu hướng đa dạng hóa rủi ro, rút vốn khỏi những thị trường đình trệ để chuyển sang những thị trường mới và đang phát triển đặc biệt là những thị trường tăng trưởng mạnh với môi trường chính trị ổn định, và ít bị tác động bởi nền kinh tế Mỹ. Việc cung chưa đáp ứng đủ cầu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là về nguồn vốn, Việt Nam mở ra cơ hội lớn chưa từng có cho các nhà đầu tư.

c. Xu hướng thị trường năm 2008:

Thị trường bất động sản trong những năm qua (nhất là trong năm 2007) đã cho thấy sự tăng mạnh về cầu trong tất cả các mảng thị trường. Năm 2008 sẽ tiếp tục tăng tuy nhiên sẽ có sự khác biệt. Sự tiếp tục phát triển của một số thị trường sẽ làm giảm nhẹ tình trạng thiếu cung trong tương lai. Các dự án không chỉ còn tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà đã lan tỏa đến các thành phố đầy tiềm năng khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ… Nhu cầu vẫn tăng tuy nhiên yêu cầu của người mua sẽ cao hơn. Việc xếp hàng để mua căn hộ trong các dự án như Vista, Keppel và Estelle, Hoàng Anh Gia Lai và Phú Mỹ Hưng cho thấy những dự án chất lượng, giá cả phải chăng sẽ vẫn luôn dẫn đầu thị trường. Thay đổi có chăng là ở thị trường bất động sản Hà Nội khi mà cho tới thời điểm này vẫn chưa có nhiều biến động đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở. Hà Nội hiện giờ vẫn không được đánh giá cao nhưng có thể thấy được tiềm năng với các dự án trong tương lai như Golden Westlake, Hanoi Indochina Plaza, Keangnam, và Hanoi Landmark. Thị trường văn phòng và cửa hàng bán lẻ vẫn không đủ cung trên cả nước vì thế giá thuê sẽ tăng và các công ty buộc phải xem xét đến các giải pháp khác như là phát triển ra phía ngoài khu vực trung tâm nhằm chiếm giữ vị trí. Thị trường căn hộ cho thuê năm 2007 bị hạn chế về nguồn cung và trong năm 2008 sẽ không có gì khác biệt, điều này gây ra sự thiếu hụt cho thị trường căn hộ chi phối thị trường Mua để cho thuê (các nhà đầu tư tư nhân mua căn hộ với mục đích cho người nước ngoài thuê lại). Hà Nội sẽ có thêm hai

dự án căn hộ cho thuê ra đời vào năm 2008. Thị trường khách sạn và biệt thự cho thuê sẽ không có thêm nguồn cung nào ở các thành phố lớn, bởi các nhà đầu tư chỉ chú ý tới các khu vực du lịch như: Đà Nẵng/Biển Đông, Phú Quốc, sắp tới là Long Hải, vịnh Hạ Long và Huế. Thị trường đất công nghiệp là mảng thị trường chiếm tới gần 60% FDI, cũng được nhắc đến gần đây. Mảng thị trường này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa với ngày càng nhiều nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư Mỹ tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam mong tận dụng được lực lượng lao động trẻ có tay nghề cùng với các chính sách ưu đãi từ Chính phủ. Với những bất cập về cơ sở hạ tầng, lãnh đạo các cấp trung ương và địa phương đều đang nỗ lực khắc phục khó khăn này trong năm 2008. Trong tương lai trước mắt, các dự án tổ hợp đa năng có quy mô lớn sẽ được phát triển tại các khu vực bên ngoài trung tâm thành phố như khu vực quận Tân Bình (C.T Plaza), quận 11 (Saigon Palace), quận 7 (Phú Mỹ Hưng với 10 tòa tháp) tại TP Hồ Chí Minh và khu vực Hồ Tây, Mỹ Đình tại Hà Nội như dự án Keangnam Hanoi, Landmark Tower trên đường Phạm Hùng, The Landmark trên đường Liễu Giai, dự án Hanoi Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy… Sự phát triển ra bên ngoài trung tâm sẽ trở thành xu hướng chung với việc Hà Nội mở rộng ra phía tây và thành phố Hồ Chí Minh mở rộng ra vài hướng phía ngoài. Việc mở rộng này đã giải quyết được khó khăn về việc tìm kiếm những văn phòng có giá thuê thấp và diện tích lớn. Mặc dù hàng trăm dự án văn phòng quy mô nhỏ vẫn đang được thi công, các công ty nước ngoài và trong nước có thể vẫn lựa chọn các mặt bàng nhỏ trong các tòa nhà văn phòng như vậy để giải quyết một phần nhu cầu thuê diện tích ngay trước mặt nhưng trong tương lai sắp tới lượng cung này vẫn không thể đáp ứng được lượng lớn nhu cầu hiện nay. Bởi nhiều dự án lớn đang được triển khai, loại trừ việc chậm trễ trong công tác thi công, nhu cầu về văn phòng sẽ được đáp ứng nhưng không phải là trong năm 2008. Điều này có nghĩa là giá thuê sẽ vẫn còn tiếp tục tăng. Theo CB Richard Ellis Việt Nam dự đoán rằng giá thuê sẽ dao động trong khoảng 65 – 70 USD/m2/tháng đối với văn phòng hạng A chưa kể phí dịch vụ và thuế giá trị gia tăng. Mức giá thuê này được coi là cao tại Việt Nam tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với giá thuê tại các tòa nhà ở các thị trường khác trong khu vực như Hồng Kông (Tòa nhà IFC có giá thuê 242 USD/m2) hay Singapore (Tòa nhà One Raffles Quay có giá thuê 159 USD/m2). Thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ sớm trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế dân số trẻ và nguồn tiền nhàn rỗi ngày càng tăng. Trong khi những nhà bán lẻ nổi tiếng như

Central từ Thái Lan, Carrefour từ Pháp, Takashimaya từ Nhật, và Wal-Mart từ Mỹ đang trong giai đoạn nghiên cứu thị trường thì Lotte từ Hàn Quốc và Parkson từ Malaysia đã tiến hành hoạt động với rất nhiều dự án trên khắp Việt Nam, tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Những áp lực trên thị trường bán lẻ đang đẩy giá thuê tăng cao. CB Richard Ellis Việt Nam dự đoán giá thuê bán lẻ trung bình trong năm 2008 ở tầng trệt sẽ lên tới 200 USD/m2/tháng. Trong năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một dự án mới là Saigon Happiness Square ở Quận 1 cùng với các cửa hàng bán lẻ khác ở các quận ngoại thành như Tân Bình, quận 11, và Saigon Paragon ở Quận 7. Thị trường Hà Nội sẽ tăng cao về cầu và thiếu nguồn cung. Hiện tại Hà Nội chưa có khu vực mua sắm mới nào; trung tâm mua sắm lớn nhất với 130.000 m2 diện tích bán lẻ với giá thuê cao vào khoảng 120 USD/m2/tháng tính tại thời điểm cuối năm 2007. CB Richard Ellis dự đoán rằng giá thuê còn tăng cao nữa ở các khu vực trung tâm trong 2008. Năm 2009, theo cam kết với WTO, các hãng bán lẻ được sở hữu 100% vốn nước ngoài, điều này sẽ càng tạo nên áp lực lớn trên thị trường vốn đã khan hiếm diện tích. Nhờ tăng trưởng kinh tế, nhiều người nước ngoài sẽ đến sinh sống tại Việt Nam, và vì thế căn hộ dịch vụ sẽ tăng mạnh. Hà Nội có hai dự án tên tuổi quốc tế là Ascott và Frasers, hai dự án này đều cho ra mắt vào năm 2008 và sẽ góp thêm 463 căn hộ vào thị trường với giá thuê 30 – 40 USD/m2. Không có dự án mới nào tại thành phố Hồ Chí Minh nên giá cả cho các căn hộ trung bình sẽ ở mức 40 – 45/m2 và các căn hộ diện tích nhỏ hơn sẽ được ưa chuộng. Thị trường mua bán căn hộ không đáp ứng đủ nguồn cung, bắt đầu có các căn hộ dưới dạng Mua để cho thuê do các nhà đầu tư lẻ mua các căn hộ với mục đích cho người nước ngoài thuê. Đây là thị trường cung cấp cho nhà ở cho người nước ngoài nhưng cũng đồng thời thúc đẩy việc mua bán căn hộ. Vốn tăng và giá thuê giữ ở mức cao trở thành một cách làm giàu phổ biến. Theo Công ty CB Richard Ellis Việt Nam nhận định Hà Nội là thị trường vẫn còn chưa phát triển nhưng có tiềm năng vô cùng to lớn. Một vài dự án được chờ đợi khá lâu cụ thể là dự án Saigon Pearl theo kế hoạch sẽ được giao cho chủ đầu tư vào năm nay. Nhu cầu về căn hộ tăng cao cùng với sự lo ngại và mong muốn kiếm lời khiến nhiều người đổ xô đi mua căn hộ trong điều kiện giá cả tăng cao người mua chú ý tới các dự án có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Điều này cho thấy là người mua hiện nay không chỉ căn cứ vào giá mà còn lưu ý đến các yếu tố như nhà đầu tư, sự phát triển, quá trình triển khai dự án, phân chia mặt bằng và các dịch vụ. Một số nhà đầu tư quốc tế đã chọn cách tiếp cận thị trường bằng

cách xây dựng kế hoạch phát triển thành phố hơn là xây dựng các tòa tháp đơn lẻ, bởi cách này đảm bảo an toàn hơn về chất lượng và mặt bằng. Thị trường căn hộ ở Việt Nam mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, từ Hà Nội, Hải Phòng tới, Đà Nẵng, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Do chính phủ còn tiếp tục xem xét và bổ sung sửa đổi các chính sách như Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ nên thị trường này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Thị trường khách sạn và biệt thự cho thuê cũng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và các tập đoàn khách sạn quốc tế. Từ năm ngoái tới nay đã có 5 dự án khách sạn năm sao có sự tham gia của chủ đầu tư nước ngoài tại khu vực Mỹ Đình, Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh đã có 11 khách sạn năm sao với khoảng 3.611 phòng và dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khách sạn, và đang tiến hành các dự án cải tạo và dự án mới nhưng chưa dự án nào được hoàn

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của Công ty cổ phần VINCOM (Trang 69)