Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 107)

Tiếp tục hoàn thiện pháp luật lao động, nội luật hoá các Công ước quốc tế vào pháp luật Việt Nam:

Để tiếp tục phát triển hơn nữa việc thực hiện CEDAW ở Việt Nam và thi hành Quyết định số 19/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/1/2002 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động trong thời gian sắp tới sẽ được hoàn thiện theo hướng sau :

- Các chính sách về việc làm và bảo trợ xã hội cần hướng vào giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm, giải quyết các ảnh hưởng đối với lao động không có tay nghề mà số đông là nữ.

- Xoá bỏ dần các chính sách bảo vệ và các quy định đối xử ưu tiên đối với phụ nữ mà không gắn liền với chức năng sinh đẻ của họ vì các chính sách này thường hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ (VD: làm việc trong ngành quân đội và công an...).

- Cần nghiên cứu xây dựng các chính sách hỗ trợ việc điều hoà các trách nhiệm của nam, nữ trong tham gia chia sẻ công việc gia đình và làm kinh tế, trao cho người cha cơ hội phát huy vai trò chăm sóc gia đình và con cái, giảm bớt

ghánh nặng công việc gia đình không được trả công của phụ nữ do phải kết hợp các hoạt động kinh tế và chăm sóc gia đình, trẻ em.

- Nhà nước cần quan tâm xây dựng các nhà trẻ, mẫu giáo đảm bảo tiêu chuẩn để hỗ trợ cho các ông bố, bà mẹ trong việc trông coi và chăm sóc trẻ, nhờ đó, họ có thể yên tâm tham gia công tác tốt hơn, phụ nữ cũng giảm bớt được ghánh nặng gia đình, cùng với nam giới góp phần tham gia xây dựng và phát triển đất nước và xây dựng một xã hội bình đẳng.

- Về tuổi nghỉ hưu của nữ cán bộ, công chức Nhà nước và lao động nữ: Cần nghiên cứu xây dựng chính sách bình đẳng về tuổi hưu giữa cán bộ, công chức và lao động nam và nữ ở từng ngành nghề, khu vực, bao gồm cả chính sách tuổi hưu linh hoạt cho nữ, cho phép nữ được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm nếu có nguyện vọng và không bị trừ phần trăm lương hưu. Chính phủ cần có những quy định tuổi hưu riêng phù hợp với từng ngành nghề trên cơ sở bình đẳng nam nữ. Cơ sở thực tế về việc xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của phụ nữ. Lý thuyết về giới và phân tích giới đã vào Việt Nam, người ta nhận ra rằng một trong những nguyên nhân tạo nên khoảng cách giới là nằm trong chính sách tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ. Lý lẽ ưu tiên đối với phụ nữ được thể hiện bằng việc cho nghỉ sớm 5 năm so với nam giới đến nay không hoàn toàn phù hợp với tất cả các đối tượng lao động nữ. Theo luật định cũng như trên thực tế, tuổi đi học của cả nam và nữ là như nhau, tham gia vào quá trình lao động cũng như nhau. Ngày nay phụ nữ chỉ sinh 1-2 con lại thêm các dịch vụ xã hội hỗ trợ một phần làm giảm nhẹ công việc gia đình giúp phụ nữ tham gia nhiều hơn và dài hơn vào quá trình lao động. Hơn nữa, Sau tuổi 55 phụ nữ vẫn có nhu cầu làm việc. Ít có phụ nữ nào nghỉ ngơi hoàn toàn sau tuổi 55 vì lý do sức khỏe thực chất chỉ là một sự thay đổi lao động, sự chuyển dịch lao động từ khu vực này sang khu vực khác, từ khu vực được bảo hiểm xã hội sang khu vực tự do, trôi nổi. Ngoài ra, việc điều chỉnh tuổi hưu cho lao động nữ còn góp phần bảo đảm tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội.

- Đảm bảo các điều kiện lao động thuận lợi cho lao động nữ. Không nên kéo dài thời gian và các danh mục cấm lao động nữ tham gia vào các ngành nghề độc

các thiết bị làm việc đầu tư công nghệ, từ đó tăng được cơ hội việc làm cho lao động nữ, giúp họ cải thiện được thu nhập.

- Duy trì và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà và tạo ra nhiều việc làm, cơ hội có việc làm bình đẳng giữa nam và nữ.

- Số phụ nữ bị thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng bởi lẽ nhiều công ty đang tiến hành cổ phần hoá, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bị giải thể thường phải giảm biên chế và ban giám đốc thường "ưu tiên giảm phụ nữ " với lý do phụ nữ, thời gian lao động bị ngắt quãng do sinh đẻ, nuôi con nhỏ, trình độ học vấn tay nghề thấp hơn nam do không có điều kiện và thời gian học tập. Đây cũng chính là lý do nhiều công ty tư nhân, liên doanh và ngay cả một số công ty Nhà nước cũng có tâm lý ngại nhận lao động nữ. Tình trạng thất nghiệp của phụ nữ đang là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy họ làm các nghề buôn bán dịch vụ, làm việc vặt trong các vùng kinh tế không chính thức, nghiêm trọng hơn là xô đẩy họ vào con đường phạm tội. Để giúp phụ nữ có thể cạnh tranh lành mạnh với nam giới khi tham gia vào thị trường lao động, trước hết cần phải đảm bảo cho chị em có sức khoẻ tốt; có biện pháp chế tài mạnh đối với các doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn lao động; tổ chức cho lao động nữ làm thêm quá thời gian cho phép...

- Thực tế cho thấy các cuộc kiểm tra liên ngành không định kỳ của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết mức độ thực hiện Chương X rất hạn chế (như đã nêu ở chương 2). Thực ra, kết luận này từ nhiều năm nay không có sự thay đổi, không ai nắm đầy đủ và cập nhật thông tin về các vi phạm đối với lao động nữ, kể từ các vi phạm nhẹ như thông báo hoặc quy định tuyển dụng mang tính phân biệt đối xử (như ví dụ về những quảng cáo trên báo đã nêu ở phần trên: chỉ nhận nam hoặc nữ hoặc yêu cầu nữ bằng giỏi nhưng nam chỉ cần bằng trung bình trở lên). Xu hướng xem nhẹ, bỏ qua trở nên phổ biến. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để quy định các biện pháp chế tài mạnh hơn và thực hiện một cách kiên quyết trong việc xử lý các hành vi vi phạm đồng thời nâng cao năng lực cho Tổng liên đoàn lao động trong việc giám sát thực hiện luật pháp, chính sách đối với lao động nữ.

- Quy định và thực hiện nghiêm túc quy định về tỷ lệ nam, nữ trong đào tạo, tuyển dụng. Có chính sách nâng cao trình độ của lao động nữ về chuyên môn, tay nghề và kỹ năng nghề phù hợp với công nghệ tiên tiến hiện đại hiện nay. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động hiện nay còn ở mức thấp. Hiện có đến 74,7% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, tập trung phần lớn ở nông thôn và các khu vực kém phát triển. Đây cũng là khu vực tập trung đông lực lượng lao động nữ và tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn nam giới.

- Nghiên cứu đưa nội dung về quấy rối tình dục nơi công sở vào pháp luật lao động của nước ta.

- Nghiên cứu có chính sách cụ thể bảo đảm quyền và tạo điều kiện cho lao động nữ ở khu vực nông thôn, phi chính thức được tham gia bình đẳng với nam giới trong thị trường lao động, đặc biệt là khi Việt Nam sắp gia nhập WTO.

- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới với những quy định thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như hiện nay.

KẾT LUẬN

Bình đẳng cho mọi người và bảo đảm quyền của phụ nữ trên mọi lĩnh vực là nguyên tắc cơ bản được xác lập ngay từ khi nước Việt Nam giành độc lập năm

1945. Từ đó đến nay, nguyên tắc này luôn được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật của nước ta và được coi là một trong những tính chất nền tảng của chế độ, là tiền đề quan trọng đảm bảo công bằng xã hội.

Trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay, khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đồng lòng quyết tâm đưa đất nước ta thành một nước phát triển, tiến tới một xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh thì vai trò của người dân nói chung, của phụ nữ nói riêng càng phải được nâng cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, nhất là sau sự kiện Việt Nam ra nhập WTO, tình hình trên sẽ tác động không nhỏ đến thị trường lao động của nước ta. Toàn cầu hoá có thể đem lại lợi ích cho những phụ nữ có năng lực, có tri thức song cũng tạo ra thách thức lớn về việc làm bền vững cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn. Bên cạnh đó, việc chậm sửa đổi, bổ sung chính sách về lao động việc làm đối với nữ đang là rào cản của sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước và cũng tạo thêm thế bất lợi cho lao động nữ nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về vấn đề này, Việt Nam cũng đã từng bước chuyển hoá các nguyên tắc và nội dung cơ bản của Công ước CEDAW vào các quy định cụ thể một cách nhuần nhuyễn và phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể khẳng định, Việt Nam đã xác lập được một khung pháp lý khá hoàn chỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới khi cùng tham gia trong một thị trường lao động. Quá trình thực hiện Công ước trong giai đoạn vừa qua đã mang lại những kinh nghiệm và bài học quý báu cho nhà nước ta. Bài học lớn nhất là sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của các các cấp, các ngành với vai trò xúc tác của bộ máy quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và với một phong trào quần chúng rộng rãi do Hội phụ nữ làm nòng cốt. Với kinh nghiệm này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới cả góc độ pháp lý và kết quả thực thi các văn bản pháp luật đó.

Uỷ ban CEDAW đã đánh giá cao về hệ thống pháp luật ưu việt của nước ta tại kỳ báo cáo tình hình thực hiện Công ước CEDAW lần 3 và 4 năm 2001. Đặc biệt, việc Luật Bình đẳng giới được ban hành năm 2006 và có hiệu lực vào 1/7/2007 đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của lao động nữ và bình đẳng giới, trong đó có Công ước CEDAW. Về cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam đã phù hợp với các văn kiện pháp luật quốc tế, bảo đảm cho phụ nữ có thể hưởng thụ quyền con người một cách bình đẳng như nam giới trên mọi lĩnh vực.

Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đã tập trung giải quyết vấn đề về bảo đảm quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ nội luật hoá và thực thi Công ước CEDAW ở các khía cạnh tuyển dụng, đào tạo, điều kiện làm việc, lao động nữ trong doanh nghiệp tư nhân, tuổi hưu, bảo hiểm xã hội. Đề tài đưa ra những nội dung về đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động mà CEDAW đề cập tới nhưng chưa được thể hiện trong pháp luật Việt Nam và nêu một số vấn đề còn tồn tại trong việc đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động trên thực tế. Từ thực tế này, tác giả nghiên cứu đề xuất những giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn tồn tại nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động nữ khu vực chính quy cũng như phi chính quy ở nước ta.

Bên cạnh việc triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Nhà nước cần phải tiếp tục nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách giới còn đang tồn tại và bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực lao động-việc làm. Đây sẽ là tiền đề quan trọng nhằm giải phóng và phát huy mọi tiềm năng lao động, bảo vệ nhân phẩm, bảo đảm quyền được làm việc của người lao động nữ trong thời đại hiện nay.

CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG

TT Văn kiện Năm

thông qua Số lƣợng thành viên Ngày Việt Nam phê chuẩn hoặc gia nhập

1 Công ước ILO về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ (Công ước 27)

1935 1994

2 Hiến chương Liên hợp quốc 1945 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

1948 4 Công ước ILO về trả công bình đẳng

giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau (Công ước 100)

1951 152 1966

5 Công ước Liên hợp quốc về các quyền chính trị của phụ nữ

1952 115

6 Công ước ILO về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước 111)

1958 148 1996

7 Công ước Liên hợp quốc về các quyền dân sự, chính trị

1966 144 1982

8 Công ước Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá

1966 147 1982

9 Tuyên ngôn về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

1967 10 Công ước ILO bình đẳng về cơ hội và

đối xử giữa lao động nam và lao động nữ,về những lao động có trách nhiệm với gia đình

1981 33

11 Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

1979 180 1981

12 Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CEDAW

CÁC SỰ KIỆN VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT TIÊU BIỂU CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA PHỤ NỮ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐÔNG

TT Văn bản Năm thông qua và

năm diễn ra

1 Hiến pháp 1946

2 Hiến pháp 1959

3 Hiến pháp 1980

4 Việt Nam ký tham gia Công ước CEDAW 1980

5 Việt Nam phê chuẩn Công ước CEDAW 1981

6 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ phụ nữ của Việt Nam

1985

7 Hiến pháp 1992 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trên cơ sở Uỷ ban quốc gia về Thập kỷ phụ nữ của Việt Nam

1993

9 Bộ Luật lao động được ban hành có 1 chương riêng quy định về lao động nữ (Chương X)

1994

10 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tổ chức và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ ngành, địa phương

1994

11 Việt Nam ký Cương lĩnh hành động quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 về phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc

1995

12 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt KHHĐ vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000

1997

13 Việt Nam bảo vệ báo cáo quốc gia lần thứ 2 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW

1999

kiện toàn UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 107)