Tình hình thực hiện CEDAW ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 65)

So với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, Việt Nam hiện nay được đánh giá là có những chính sách tiến bộ về bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, trong đó có lao động. Những chính sách này không chỉ được đề cập trong các văn bản luật pháp, chính sách mà nó còn được minh chứng bằng các số liệu trên thực tiễn về việc bảo đảm quyền của phụ nữ với những thành tựu đáng phấn khởi so với giai đoạn trước. Với những thành tựu pháp luật đã được trình bày tương đối cụ thể và rõ ràng trong phần đầu của

chương này nên phần này chỉ giới thiệu một số kết quả và nhận định tình hình thực hiện các quy định của CEDAW liên quan đến lao động, đặc biệt tập trung vào việc thực hiện Điều 11 của Công ước ở Việt Nam trong những năm qua.

Mặc dù là một trong những nước nghèo nhất thế giới nhưng Việt Nam đã được Liên hợp quốc xếp hàng thứ 72/130 nước theo chỉ số GDI trước năm 1995. Đến năm 1997, Việt Nam có HDI đứng thứ 110/174, còn GDI đứng thứ 91/143 với chỉ số là 0,662 thuộc vào hàng những nước có sự phát triển con người trung bình. Từ năm 1998 đến nay, chỉ số giới của nước ta liên tục được cải thiện, tăng từ 0,668 năm 1998 lên 0,687 năm 2003 và 0,689 năm 2004, đến 2005 là 0,702-xếp thứ 108/177 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2004 (Báo cáo phát triển con người năm 2005). Với kết quả trên, Việt Nam thuộc nhóm có thành tựu tốt nhất trong khu vực về chỉ số phát triển giới.

Tình hình thực thi các chính sách nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm đƣợc phản ảnh qua những nội dung sau:

So với trước đây, việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm ở nước ta đã được cải thiện thông qua việc Nhà nước tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều khoản pháp luật và chính sách cũng như triển khai các biện pháp tích cực để hỗ trợ cho lao động nữ.

- Quyền được làm việc (khoản 1a CEDAW):

Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, quyền được có việc làm ngày càng được bảo đảm. Nhà nước ta đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp để tạo ra các cơ hội việc làm theo hướng: tăng cường chính sách đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội; tiếp tục chương trình quốc gia hỗ trợ về việc làm; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia; đào tạo nghề gắn với việc làm. Số liệu điều tra lao động- việc làm qua các năm cho thấy phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên có chiều hướng gia tăng. Dân số trong tuổi lao động là nữ năm 2002 chiếm 59,55%, trong đó thành thị 64,74% và nông thôn 57,79%. Tại thời điểm điều tra 1/7/2002, lao động nữ từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm 49,30% tăng 2,49% so với năm 2001, trong đó

Điều tra lao động-Việc làm 1/7/2002). Tỷ lệ nữ có việc làm thường xuyên giai đoạn 2000-2003 được duy trì ở mức cao, chênh so với nam trung bình là 0,42%.

Tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm mới ngày càng tăng so với trước. Trong số trên 5,9 triệu việc làm mới tăng thêm năm 2005, số lao động nữ được giải quyết việc làm trên 2,5 triệu người, chiếm 42,1%. Tỷ trọng lao động nữ được tạo việc làm mới cao nhất vẫn thuộc khu vực Nông-lâm-ngư nghiệp, đạt 68,4%, tương ứng khoảng trên 688,2 nghìn người; trong khu vực công nghiệp-xây dựng 38,9% và khu vực thương mại-dịch vụ 34,6%. Có thể thấy còn có sự chênh lệch giới tính trong các ngành nghề qua các con số đã nêu (Bộ Kế hoạch - Đầu tư: Báo cáo sơ kết giữa kỳ tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010, năm 2006).Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á cũng là một giải pháp tốt nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nói chung, trong đó có lao động nữ nói riêng. Kết quả năm 2002 đã đưa được hơn 4,6 vạn lao động đi xuất khẩu, trong đó nữ chiếm 22%.

Bảng 1:Cơ cấu lao động năm 2001, năm 2005

Năm 2001 Năm 2005 Chung Nữ Chung Nữ Tỷ trọng LĐ trong nền KTQD (%) 100,00 100,00 100,00 100,0 - Tỷ trọng lao động N-L-Ngư (%) 63,1 62,7 56,7 58,5 - Tỷ trọng lao động CN-XD (%) 14,5 11,5 17,9 14,5 - Tỷ trọng lao động TM-DV (%) 22,5 25,8 25,4 27,0

Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2001 và năm 2005, Bộ LĐTBXH

Tuy nhiên, cơ cấu giới trong lao động (bảng 1) cho thấy vẫn tồn tại sự phân công lao động bất lợi đối với nữ. Tỷ trọng lao động nữ được tăng việc làm thường cao hơn nam giới trong các nghề ít đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật, làm việc chủ yếu là ở các nghề dịch vụ, giản đơn, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (bảng 2) ( Báo cáo quốc gia 5+6 về tình hình thực hiện Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam).

Bảng 2: Cơ cấu giới tính ở các nghề (đơn vị: %)

STT Nữ Nam

1 Lãnh đạo 19 81

2 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 41,5 58,5

3 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 58,5 41,5

4 Nhân viên 53,1 46,9

5 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 68,7 31,3

6 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 37,6 62,4

7 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 34,7 65,3

8 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 26,9 73,1

9 Nghề đơn giản 49,8 50,2

Tổng số: 48,4 51,6

Tỷ lệ thất nghiệp nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị đã giảm đáng kể so với trước, tuy nhiên chưa bền vững : năm 2000 là 6,26% năm 2002 là 6,85%, năm 2003 là 7,22% và đến 2005 là 6,14%. KHHĐ đến 2010 có đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến 2010 cho tỷ lệ này là 6%. Có thể thấy chỉ tiêu phấn đấu trong 5 năm so với xuất phát điểm là không cao, chỉ tiêu này được xây dựng xuất phát từ dự báo của Bộ LĐ-TB & XH về tình trạng thất nghiệp nữ sẽ ngày càng gia tăng khi Việt Nam ra nhập WTO.

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ trong độ tuổi lao động ở nông thôn tăng dần đều, năm 2000 là 73,71% và năm 2002 là 75,25% và năm 2003 là 77,74%, năm 2005 là 80,2%.

- Quyền hưởng các cơ hội việc làm ngang nhau, trong đó có quyền bình đẳng trong tuyển dụng (nêu tại khoản b Điều 11 Công ước):

So với nam giới, thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ là làm vợ, làm mẹ đã làm hạn chế khả năng đóng góp sức lao động của họ đối với xã hội. Để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội được tham gia lao động phù hợp với khả năng và hoàn cảnh, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cụ thể về vấn đề này (như đã nêu ở mục II.2). Tuy nhiên, việc thực thi những chính sách này chưa hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý ngại tuyển dụng lao động nữ, do đó, quy định về ưu tiên tuyển dụng lao động nữ chưa được thực hiện trên thực tế. Nhiều khi sự phân biệt đối xử với phụ nữ khi tuyển dụng lao động còn được công bố rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật

nhắc nhở, xử lý kịp thời. Ví dụ: trong các số thông báo tuyển dụng trên báo Lao động quý I năm 2000 có 27% nêu rõ “chỉ tuyển nam”, 13% nêu “chỉ tuyển nữ”, số còn lại không ghi rõ giới tính. Tuy nhiên, sự vi phạm pháp luật ở đây rất khó xác định và có thể coi là một sự phân biệt đối xử ẩn trong trường hợp người sử dụng lao động chọn nam giới ngay cả khi người lao động nữ tham gia tuyển dụng đạt tiêu chuẩn ngang bằng với người nam giới (TS.Trần Vân Anh: Luật pháp đối với phụ nữ trong lĩnh vực lao động, tài liệu Hội thảo tham vấn xây dựng Luật Bình đẳng giới, 2006).

Một số doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động có đề ra quy định trái pháp luật yêu cầu lao động nữ phải làm việc một thời gian nhất định mới được kết hôn. Theo một nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, số doanh nghiệp có quy định này chiếm 15,28%, nơi có tỷ lệ vi phạm cao nhất là các doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ 34,09% và thấp nhất là công ty TNHH với tỷ lệ 3,03%. Tương tự như vậy, có khoảng trên 25% doanh nghiệp quy định lao động nữ chỉ được phép sinh con sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 2 năm kể từ khi được nhận vào làm việc. Quy định này chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp nhà nước với khoảng 50%, các công ty TNHH chỉ chiếm khoảng trên 9%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích trên có thể thấy rằng, nhiều quy định bất lợi cho lao động nữ vẫn đang tồn tại, gây khó khăn cho người lao động nữ khi tham gia tuyển dụng và làm việc. Thực tế cho thấy nhiều chị em nhận thức được những quy định sai trái này của cơ quan tuyển dụng nhưng họ vẫn phải chấp nhận đánh đổi để có việc làm. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, các doanh nghiệp thường căn cứ vào yêu cầu tiêu chuẩn của từng loại công việc để tuyển chọn lao động. Vì thế, để được “coi trọng và bình đẳng như nam giới trong công việc”, đòi hỏi người lao động nữ, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn đồng thời phải biết sắp xếp công việc gia đình một cách hợp lý.

- Về quyền tự do lựa chọn ngành nghề, việc làm, quyền được thăng chức, hưởng mọi phúc lợi và điều kiện làm việc, quyền được đào tạo, dạy nghề và chuyên môn nghiệp vụ (nêu tại khoản 1c Điều 11 Công ước):

Quyền được tự do lựa chọn ngành nghề, việc làm và thăng chức: ngoài việc tham gia sản xuất, kinh doanh tạo ra các sản phẩm xã hội cụ thể, phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong tham gia quản lý, lãnh đạo. Tỷ lệ nữ lãnh đạo của nước ta hiện nay đã tăng nhiều so với trước: Bộ trưởng và tương đương từ 7,9% tăng lên 11,9%; Thứ trưởng và tương đương từ 9,1% giảm xuống 8,1%; Chủ tịch UBND tỉnh/thành từ 3,3% và giảm xuống còn 1,6%; Phó chủ tịch UBND tỉnh/thành từ 10,1% và tăng lên 11,7%. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2001, có 24,7% tỷ lệ nữ làm chủ các doanh nghiệp, trong đó tập trung đông ở khu vực kinh tế tư nhân: nữ làm chủ chiếm 36% doanh nghiệp tư nhân và 22 % công ty trách nhiệm hữu hạn, 47% phụ nữ chủ doanh nghiệp nhà hàng khách sạn, 34% trong lĩnh vực thương mại, 28% trong lĩnh vực may mặc, 29% trong dịch vụ cá nhân và cộng đồng, 23,6% trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống.

Đây là những chỉ số thể hiện sự gia tăng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, so với nam giới thì tỷ lệ này còn chưa tương xứng với đông đảo lực lượng lao động nữ đang có hiện nay .

Quyền được đào tạo, dạy nghề và chuyên môn nghiệp vụ: Có thể thấy rằng, nền kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề lao động – việc làm của lực lượng lao động nói chung và phụ nữ nói riêng. Các chính sách và pháp luật về việc làm đã khuyến khích cả nam giới và phụ nữ tự do tìm việc làm. Một khó khăn đặt ra đối với lao động nữ là cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng được chú trọng, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ có trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật thấp hơn nhiều so với nam giới. Hiện nay, tỷ lệ nữ có trình độ lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật không văn bằng cao hơn nam giới 1,5 lần và công nhân kỹ thuật có văn bằng chỉ chiếm một nửa so với nam giới (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2004.). Lao động nữ có trình độ

tra của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội và ILO năm 2001, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động nữ chiếm 3/4 số công việc không có tay nghề. Mặt khác, tỷ lệ nữ tham gia các lớp khuyến nông cũng rất thấp, chỉ chiếm 25% trong tổng số học viên (theo Bộ NNPTNT-1999). Tại Hội thảo về dự thảo Luật Bình đẳng giới trong lao động – việc làm trong tháng 9/ 2006 vừa qua, ông Tim De Meyer – chuyên gia của Văn phòng ILO đã cho rằng “đào tạo giúp phụ nữ làm việc có hiệu quả hơn và có thu nhập cao hơn”, Ông còn đưa ra ví dụ cụ thể là “phụ nữ chiếm 60% những người làm công việc chăn nuôi, trồng trọt nhưng chỉ có 10%-20% được tham gia các khoá đào tạo về trồng trọt và chăn nuôi”.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chất lượng lao động được nâng lên. Tỷ lệ lao động nữ có trình độ văn hóa tăng lên, trong khi tỷ lệ lao động nữ bị mù chữ giảm đi rõ rệt. Nếu như năm 1999 có 8,5% lao động nữ bị mù chữ (Tổng điều tra dân số-TCTK), thì đến năm 2005 đã giảm còn 5,06% (Điều tra lao động việc làm-Bộ Lao động-TBXH); số chưa tốt nghiệp tiểu học từ 16,9% giảm xuống 14,2%; tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng từ 11,2% lên 31,85%; tốt nghiệp phổ thông trung học từ 14,7% lên 19,6%. Số lao động nữ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ 14,7% lên 20,45% (trong đó có chứng chỉ nghề, bằng chuyên môn kỹ thuật và tương đương từ 8,1% lên 11,03%).

Mặc dù Điều 110 Bộ Luật Lao động đã có quy định về đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ, tuy nhiên các doanh nghiệp hầu như không thực hiện trên thực tế. Qua kết quả điều tra của Bộ Lao động – Thương bình & xã hội cho thấy, chỉ có 2,08% số lao động trong các doanh nghiệp được đào tạo nghề dự phòng, chỉ có một số ít ngành nghề có thực hiện đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ như chế biến lương thực, thực phẩm (16,70%); dệt may (3,60%)...và chủ yếu trong các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấyhầu hết những lao động nữ được đào tạo lại đều chuyển công việc mới sau khi đào tạo. Nhiều ngành nghề cần quan tâm đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ chưa thực hiện tốt, ví dụ: ngành hàng không Việt Nam, lao động nữ làm tiếp viên hàng không không thể tiếp tục thực hiện tốt vai trò của mình khi họ 35 tuổi. Tuy nhiên, ngành hàng không chưa quan tâm đào tạo nghề dự phòng cho đối tượng lao động này

- Quyền được trả lương và thù lao như nhau:

Với quy định lao động nữ làm cùng công việc như nam giới thì được trả lương như nhau. Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu, không quy định mức lương tối đa nhằm đảm bảo quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp. Nhà nước ban hành thang lương, bảng lương áp dụng đối với từng ngành nghề. Việc xếp lương và trả lương được thực hiện theo nguyên tắc làm công việc gì thì xếp lương và trả lương theo công việc đó bất kể họ là lao động nam hay nữ.

Quy định này đã được thực hiện một cách nghiêm túc đối với các doanh nghiệp quốc doanh, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty trách nhiệm hữu hạn thì hầu như không áp dụng thang lương, bảng lương mà áp dụng theo sự thảo thuận với người lao động tuỳ thuộc vào từng công việc cụ

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 65)