Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 83)

Tư tưởng trọng nam, coi thường nữ đã hàng ngàn năm ăn sâu vào nếp nghĩ, hành vi của người dân. Mặc dù pháp luật Việt Nam luôn quy định rõ ràng rằng trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ; trong lao động, nam nữ bình đẳng trong tuyển dụng, việc làm... nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ. Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới.

Để loại bỏ định kiến giới, thay đổi cách nhìn nhận về vai trò truyền thống của phụ nữ và nam giới, trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu, phổ biến, giáo dục sâu rộng đặc biệt là trong phụ nữ, về Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của phụ nữ và trẻ em cũng như về các văn bản pháp luật liên quan của Việt Nam. Một số luật quan trọng như (Luật Hôn nhân và Gia đình, một số Chương, Điều của Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự...) đã được dịch ra tiếng dân tộc (Thái, Ê đê, Khơ me...). Nhiều nhà xuất bản đã tổ chức biên soạn các sách hỏi đáp, giải thích pháp luật dưới các hình thức đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trình độ của những đối tượng khác nhau. Trong các nhà trường, từ phổ thông đến trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đại học đều đã hình thành nên môn học về pháp luật. Các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có vai trò tích cực của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần đưa pháp luật đến từng người dân ở cơ sở. Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998QĐ-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến,

giáo dục pháp luật đến năm 2002 đã xác định những nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật riêng cho phụ nữ trên cơ sở nâng cao ý thức pháp luật chung cho toàn xã hội. Tiếp theo đó là Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007 nêu rõ phụ nữ là một trong số những đối tượng cụ thể cần được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Các chương trình bồi dưỡng về kiến thức giới và lồng ghép giới trong hoạt động chính sách được bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ triển khai đều khắp các ngành, các cấp. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có các biện pháp cụ thể để từng bước xoá bỏ các thiên kiến giới trong sách giáo khoa các cấp. Các cơ quan thông tin đại chúng, trong đó phải kể đến Đài truyền hình và Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam đã có nhiều chương trình phản ánh xu thế bình đẳng nam nữ, nêu các tấm gương phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực, từng bước góp phần chuyển biến nhận thức xã hội về vị trí, vai trò của phụ nữ. Kiến thức giới cũng đã được lồng vào một số chương trình huấn luyện chuyên môn, trong đó có các ngành y tế, nông nghiệp, dân số.... Các hội thi tìm hiểu về bình đẳng giới, về gia đình đã được nhiều địa phương tổ chức với các hình thức hấp dẫn nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nam giới trong chăm lo cho phụ nữ và chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình. Rất nhiều ấn phẩm, sách báo, tranh ảnh được xuất bản trong thời gian qua đã giúp nhân dân có thêm những nhận thức mới về bình đẳng giới. Tính riêng UBQG, trong ba năm qua đã phát hành 1 vạn bản Chiến lược quốc gia VSTBPN VN đến 2010 và 7000 bản Kế hoạch hành động VSTBPN VN đến 2005 (tiếng Việt, tiếng Anh); 5000 tờ rơi có nội dung tìm hiểu về công ước CEDAW; 1 vạn tờ rơi số liệu thống kê về giới ở Việt Nam, các tờ rơi và ấn phẩm này đều được phát hành rộng rãi trong cả nước. In và phát hành rộng rãi cuốn sổ tay quyền và nghĩa vụ của phụ nữ.

Nhìn chung, Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, nghiên cứu về thực trạng phụ nữ, thu thập thông tin, số liệu thống kê tách biệt theo giới tính luôn được quan tâm và đẩy mạnh. Năm 2003, Tổng cục thống kê đã chi ban hành bộ chỉ số về quyền của phụ nữ- được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu của Chiến lược quốc

với Tổng cục thống kê xuất bản cuốn số liệu về phụ nữ thế kỷ 21. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng giúp cho các cấp, các ngành và nhà nước ta trong việc hoạch định và thực thi chính sách mang tính nhạy cảm giới.

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 83)