Một số khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW cần được nội luật hoá và

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 97)

đảm trên thực tế ở Việt Nam:

- Vấn đề tuổi hưu chênh lệch giữa lao động nữ và nam hiện nay cũng đang gây tranh luận và là một trong số 25 khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW đối với Việt Nam. Luật Lao động vẫn quy định tuổi hưu (hay tuổi làm việc) của nam nữ chênh lệch nhau, theo đó, nam có tuổi làm việc cao hơn nữ 5 năm trong khi tuổi thọ của nữ cao hơn. Luật Bình đẳng giới không có quy định nào về bình đẳng nam

nữ trong độ tuổi lao động. Như vậy, khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW về vấn đề tuổi hưu cho đến nay chưa được thực hiện.

Quy định lao động nữ được nghỉ hưu sớm hơn lao động nam 5 năm đã được thực hiện trong một thời gian dài ở nước ta từ khi có chế độ bảo hiểm xã hội và nó được coi là một trong những ưu đãi đối với lao động nữ. Điều đó hoàn toàn đúng trong bối cảnh xã hội và tình hình thực tế những năm trước đổi mới, những năm đất nước còn chiến tranh, đặc biệt là trong thời điểm ra đời của chính sách, khi mà phụ nữ trình độ thấp cả về văn hoá và nghề nghiệp, đa số chị em đảm nhận những công việc giản đơn, phải dùng đến sức lực là chủ yếu, ít có cơ hội tham gia vào những công viêc đòi hỏi có trình độ học vấn cao. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, những điều kiện kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, sự tồn tại phát triển của nhiều thành phần kinh tế cùng với sự phát triển chung của lực lượng sản xuất, lao động nữ phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Họ không chỉ tham gia vào các hoạt động lao động giản đơn như trước mà đã có khả năng tham gia các lĩnh vực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kể cả khoa học quản lý, lãnh đạo. Ngày nay, khi Nhà nước ta thực hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo yêu cầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc vấn đề nghỉ hưu đúng tuổi quy định (Công văn số 1613/TTg - TCCB, ngày 12/10/2006 về việc thự chiện nghiêm các quy định của pháp luật về chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức). Đây là một chỉ đạo tích cực và đúng đắn, tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, có thể thấy dường như một cơ hội rất nhỏ bé dành cho những phụ nữ giỏi giang được có cơ hội làm việc bằng tuổi như nam giới cũng đang bị xoá bỏ. Vậy vấn đề ở đây không phải là xoá bỏ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà cần phải thực hiện nghiêm túc vấn đề bình đẳng nam nữ và bảo đảm quyền con người của phụ nữ đã được quy định trong pháp luật quốc tế và pháp luật của Việt Nam.

Do sự thay đổi của những điều kiện kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của chính bản thân lực lượng lao động nữ, trong những năm gần đây, vấn đề sự chênh lệch về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ đã thu hút sự quan tâm của nhiều diễn

quan điểm như sau: Loại quan điểm thứ nhất cho rằng quy định tuổi hưu như hiện nay là phù hợp với yếu tố thể lực, quá trình lão hoá, tâm sinh lý của phụ nữ...quy định này còn được coi là sự ưu tiên cho phụ nữ. Việc nâng tuổi nghỉ hưu của phụ nữ ngang bằng nam giới là chưa cấp bách vì một số lý do sau: sức ép của thị trường lao động, cần nhường chỗ cho lớp trẻ; đa số lao động nữ vẫn có nhu cầu giữ nguyên hoặc giảm tuổi nghỉ hưu của lao động nữ; phụ nữ nghỉ hưu sớm sẽ có điều kiện chăm sóc chồng con. Một số cuộc điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Lao động, thương binh và xã hội trong những năm gần đây đều cho thấy rằng đa số lao động nữ trong khu vực sản xuất trực tiếp đều cho rằng quy định tuổi hưu như hiện nay là hợp lý. Mặt khác, việc phụ nữ nghỉ hưu sớm sẽ góp phần để những lao động trẻ có cơ hội việc làm nhiều hơn, hạn chế được nạn thất nghiệp và trẻ hoá được đội ngũ lao động.

Tác giả đồng tình với loại quan điểm thứ hai khi cho rằng: quy định tuổi hưu của phụ nữ thấp hơn nam giới 5 năm là sự phân biệt đối xử với phữ. Có thể nói những quy định này đang vi phạm nghiêm trọng quyền con người của phụ nữ, vi phạm CEDAW, gây nhiều thiệt thòi cho lao động nữ. Điều này có thể minh chứng qua các luận điểm sau: thứ nhất, trong 5 năm nghỉ hưu trước tuổi so với nam giới, thông thường mức lương của phụ nữ đã thấp hơn nam giới 2 bậc. Thu nhập của lao động nữ khi về hưu sẽ thấp hơn mức lương cuối cùng mà nam giới được nhận sau 30 năm công tác cho dù họ có cùng chức vụ, cùng học hàm, học vị như nhau. Thứ hai, việc giới hạn tuổi về hưu của phụ nữ ít hơn nam 5 tuổi nên tuổi đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý và tuổi đào tạo nâng cao kiến thức của phụ nữ cũng ít hơn nam giới 5 năm là một trong những nguyên nhân tạo nên khoảng cách giới về trình độ học vấn, hạn chế tỉ lệ phụ nữ có học hàm, học vị, hạn chế tỉ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành. Thứ ba, quy định này sẽ hạn chế sự phấn đấu phát huy năng lực của phụ nữ, giảm vai trò, vị trí của họ trong gia đình và xã hội, lãng phí một nguồn nhân lực quan trọng trong lao động. Thứ tư, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế tính năng động sáng tạo và phát triển cá nhân của phụ nữ, đa số phụ nữ an phận thủ thường.

Nhà nước ta hiện chưa có chính sách cụ thể quy định tuổi hưu tự nguyện đối với lao động nam và nữ. Ở Việt Nam đã áp dụng chính sách về hưu "1 cục" theo hướng dẫn của Chính phủ, tuy nhiên số lượng lao động được thụ hưởng chính sách này rất ít và không mang tính thường xuyên. Ngoài ra, ở một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại vẫn còn quy định tuổi hưu cao dẫn đến tình trạng nhiều người lao động không còn đủ khả năng lao động nhưng vẫn phải ở lại làm việc, hiệu quả sản xuất giảm, thu nhập giảm, không đảm bảo điều kiện sống cho người lao động. Báo Lao động số ra gần đây, ngày 10/10/2006, có bài viết “7 vạn công nhân cao su mong có sổ hưu”. Theo bài viết này, Công đoàn ngành cao su đang có văn bản kiến nghị Quốc hội, Chính phủ...khi xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Lao động, cho phép giảm tuổi hưu của công nhân lao động trực tiếp trong ngành cao su xuống 5 năm so với tuổi hiện hành là 60 đối với nam và 55 đối với nữ.

Luật pháp và các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia đều quy định nam, nữ bình đẳng về mọi phương diện. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã phát triển hơn trước, tuổi thọ của phụ nữ luôn cao hơn nam giới, sức khoẻ của phụ nữ được chăm lo tốt hơn và thực tế cho thấy nhiều phụ nữ vẫn đi làm sau khi nghỉ hưu và nhiều phụ nữ chưa đến tuổi về hưu (55 tuổi) nhưng đã không còn đủ sức lao động để làm việc. Do đó, quy định "cứng" tuổi về hưu như hiện nay cần phải được xem xét lại theo nguyên tắc bình đẳng về tuổi hưu trên cơ sở có tách biệt theo ngành nghề hay tính chất đặc thù công việc.

Điểm lại kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề tuổi hưu của lao động nữ có thể thấy ở một số quốc gia phát triển, khi tuổi thọ của người dân tăng lên thì nhà nước cũng tiến hành điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu cho người lao động. Theo khảo sát của Tổ chức lao động thế giới (ILO), độ tuổi nghỉ hưu của người lao động ở mỗi nước được quy định khác nhau, tuy nhiên, có thể chia thành 3 nhóm sau: nhóm các nước quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam giới và phụ nữ là như nhau; nhóm các nước quy định độ tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam; nhóm các nước quy định độ tuổi nghỉ hưu được áp dụng cho từng nhóm đối tượng theo

giữa phụ nữ và nam giới hoặc nữ có thể nghỉ sớm hơn nam tuỳ theo tính chất công việc cụ thể. Theo khảo sát của khoảng 35 nước ở các khu vực trên thế giới thì có tới khoảng quá nửa (20 nước) quy định tuổi hưu của nam và nữ là như nhau và có quy định tuổi hưu khác nhau ở một số ngành nghề đặc thù. Số ít nước còn lại quy định tuổi hưu của nữ thấp hơn nam giới từ 2-5 tuổi, đây chủ yếu là các nước không phát triển. Có thể tham khảo một kinh nghiệp hay của Pháp về vấn đề tuổi hưu như sau: tuổi thọ trung bình của người dân năm 2001 là 78,7 tuổi. Pháp luật của nước này quy định tuổi về hưu của nam và nữ là 65 tuổi đối với phần lớn công việc bình thường và 60 tuổi đối với các công việc nguy hiểm, nặng nhọc. Mặc dù vậy, với điều kiện đã hoàn thành ít nhất 15 năm công việc thực tế, các công chức có quyền nghỉ hưu trước khi đến tuổi quy định. Ngược lại, các công chức cũng có thể tiếp tục làm việc ngoài giới hạn tuổi quy định nghỉ hưu với những lý do gia đình như cha mẹ có con bị tàn tật hay vẫn còn con cái phải chăm sóc và công chức có thể bị duy trì công việc vì lợi ích của công việc đó.

Thiết nghĩ với những kinh nghiệm nêu trên của quốc tế, nước ta cũng cần đánh giá, xem xét lại việc quy định tuổi hưu như hiện nay để từ đó có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời cũng là để thực hiện đúng các cam kết quốc tế về vấn đề quyền con người của phụ nữ khi tham gia lao động.

- Một khuyến nghị nữa của Uỷ ban CEDAW đến nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện hiệu quả đó là việc xây dựng chính sách cho phụ nữ nông thôn, trong đó có chính sách về lao động. Hiện nay, có trên 70% lao động làm việc tại khu vực kinh tế không chính thức - trong đó có trên 55% là lao động nữ và hơn 30% lao động nữ làm việc tại gia đình. Tuy nhiên, Luật Lao động chưa có những quy định cụ thể bảo vệ các đối tượng này. Vấn đề lao động gia đình chưa thực sự được giải quyết thảo đáng trong luật lao động. Cần giám sát điều kiện làm việc của các đối tượng lao động đặc biệt này nhằm bảo vệ họ khỏi bị ngược đãi. Việt Nam có tới 80% dân số làm việc trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó có phần lớn là nữ. Họ là những người hàng ngày phải tiếp xúc với môi trường lao động độc hại như tiếp xúc với thuộc trừ sâu, hoá chất, ngâm minh dưới nước, làm việc chân tay

nặng nhọc...tuy nhiên hiện nay chưa có chính sách đặc biệt giải quyết hiệu quả vấn đề trên, kể cả vấn đề bảo hiểm xã hội.

- Do điều kiện kinh tế của nước ta còn nhiều hạn chế nên Nhà nước chưa thực sự đảm bảo được vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội cho phụ nữ làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân.

- Chưa áp dụng chính sách xác định tỷ lệ để điều chỉnh tỷ lệ % lao động nam, nữ trong các ngành nghề và ở các cơ quan. Hiện nay, dự thảo Luật Bình đẳng giới đã đưa ra những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, trong đó có biện pháp “Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động”.

- Vấn đề quấy rối tình dục đối với phụ nữ ở nơi công sở và biện pháp xử lý hành vi này chưa được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật lao động nào của nước ta, kể cả Luật Bình đẳng giới. Đây cũng là một trong 25 khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW năm 2001 và là một trong 29 câu hỏi mà gần đây Uỷ ban CEDAW đã yêu cầu Việt Nam phải giải trình trước khi bảo vệ Báo cáo ghép 5+ 6 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW tại Liên hợp quốc vào tháng 1/2007.

- Uỷ ban CEDAW cũng có khuyến nghị về việc tăng cường nỗ lực thu thập số liệu và thống kê về địa vị của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động. Mặc dù hiện nay, các cơ quan liên quan đến khuyến nghị này như Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Tổng cục thống kê và UBQG đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện khuyến nghị này như: Bộ LĐ-TB&XH hàng năm đều có điều tra lao động – việc làm, trong đó có số liệu tách biệt giới, Tổng cục thống kê đã phối hợp với UBQG để ban hành bộ chỉ số về quyền phụ nữ và cuốn Số liệu thống kê giới những năm đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các sản phẩm trên cho thấy các số liệu trong đó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin về lao động nữ trong thị trường lao động hiện nay.

- Một khuyến nghị quan trọng nữa của Uỷ ban CEDAW là cần tăng cường bộ máy quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và tạo cơ chế hiệu quả hơn để Uỷ ban đủ năng lực lồng ghép giới vào chính sách. Uỷ ban CEDAW cho rằng, bộ máy quốc gia VSTBPN hiện nay không đủ mạnh, không đủ tầm, thiếu nguồn nhân lực và tài

mặc dù UBQG hiện nay đã được tạo điều kiện và tăng cường năng lực thông qua việc kiện toàn UBQG: Chủ tịch UBQG là uỷ viên TW Đảng, Chủ tịch Hội phụ nữ; 2 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng của Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục - Đào tạo, bổ sung một Phó Chủ tịch thường trực và 17 thành viên khác đều là thứ trưởng ở các bộ ngành chủ chốt. Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép thành lập Văn phòng giúp việc với 11 biên chế. Các Ban VSTBPN ở các Bộ ngành, địa phương cũng được kiện toàn theo hướng tăng cường năng lực: ở tỉnh thành, Trưởng ban VSTBPN là một đồng chí Phó Chủ tịch UBND; 02 Phó ban là Giám đốc Sở KH-ĐT và Hội LHPN; các uỷ viên là lãnh đạo của các Sở ban ngành; có thư ký hoặc nhóm giúp việc. Ở bộ ngành, Trưởng ban VSTBPN là một đồng chí Thứ trưởng hoặc tương đương; Phó ban là 01 đ/c Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, các Uỷ viên là lãnh đạo các Vụ hoặc phòng ban tương đương có liên quan và có thư ký giúp việc. Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng trên thực tế hiện nay, một số tỉnh thành phố và Bộ ngành TW đã bố trí một cán bộ chuyên trách để theo dõi, tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo tỉnh về vấn đề bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ. Đây là nỗ lực đáng hoan nghênh của bộ máy VSTBPN từ TW tới cơ sở. Tuy nhiên, đi thực chất vào hoạt động của bộ máy này cho thấy: UBQG là đầu mối của hơn 100 Ban VSTBPN nhưng lại không có chức năng quản lý nhà nước nên luôn gặp khó khăn trong việc hướng dẫn tổ chức, hoạt động; mặt khác, lãnh đạo của UBQG không phải là thành viên của Chính phủ, không có cơ chế tham gia góp ý kiến trong các cuộc họp của Chính phủ để nói lên tiếng nói đại diện cho lĩnh vực hoạt động của cơ quan mình; UBQG có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng và khá lớn nhưng các hoạt động chủ yếu chỉ dựa trên nỗ lực của Văn phòng UBQG, các hoạt động chủ yếu tập trung vào tuyên truyền, tập huấn nhằm thay đổi,

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ trong lĩnh vực lao động dưới góc độ thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở Việt Nam (CEDAW) (Trang 97)