Theo quy định của Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) về việc các nước tham gia Công ước hoàn thành báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện theo định kỳ 4 năm một lần, ngày 21/10/1998 Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê duyệt báo cáo (lần 2) và gửi cho Uỷ ban. Bản báo cáo Công ước CEDAW (lần 2), đã thể hiện đúng yêu cầu của Uỷ ban CEDAW và phản ảnh đúng thực tiễn của Việt nam đang trong giai đoạn chuyển đổi. Bản báo cáo tình hình thực hiện Công ước CEDAW được Chính phủ thông qua và gửi cho Uỷ ban CEDAW còn là một thành công lớn của UBQG với vai trò là một cơ quan chủ trì (trưởng ban soạn thảo) với sự tham gia tích cực của các Bộ ngành là thành viên của Ban soạn thảo. Bản báo cáo còn là một hoạt động có kết quả nhất để báo cáo thành tích trong ngày tổ chức kỷ niệm 20 năm Công ước CEDAW được phê chuẩn (1979 - 1999).
Theo quy định “tuân thủ Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết” nêu trong Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Việt Nam đã thực hiện việc chuyển hoá nội dung của các Công ước Việt Nam đã gia nhập vào quá trình xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật trong nước. Nhờ đó hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đã không ngừng được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện phù hợp với các Điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia. Điều này được thể hiện trong toàn bộ quá trình làm luật ở Việt Nam.
Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện nghĩa vụ làm và trình các báo cáo quốc gia đối với các công ước CEDAW. Nhà nước ta đã trình và bảo vệ Báo cáo quốc gia đầu tiên về tình hình thực hiện Công ước CEDAW vào năm 1982. Những năm tiếp theo, do điều kiện kinh tế – xã hội của nước ta còn khó khăn, đến năm 1999 nước ta mới trình và bảo vệ Báo cáo lần 2. Được sự đồng ý
3+4. Hiện nay, bản Báo cáo ghép 5+6 đã được thông qua và dự kiến sẽ đi bảo vệ tại Liên hợp quốc vào tháng 1/2007.