Kết quả hoạt động của Luật sƣ bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 69)

XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.2.1. Kết quả hoạt động của Luật sƣ bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thẩm vụ án hình sự

Quan điểm đề cao vai trò của Luật sư trong việc bảo đảm dân chủ và pháp chế trong hoạt động TTHS nói chung và trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo nói riêng đã được thể hiện trong đường lối, chiến lược phát triển và cải cách tư pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam và được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động của luật sư đã có những chuyển biến rất tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng như XXPT; đồng thời giúp CQTHTT khắc phục những thiếu sót, sai lầm nhằm xác định đúng đắn sự thật khách quan của vụ án.

Có thể nói, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư đã được nâng lên đáng kể, về cơ bản đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý tin cậy cho khách hàng. Trong tổng số luật sư hiện nay, số luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên được nâng từ 59% (năm 1989) lên 96,95% (năm 2008); số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm 65,8 % [7, tr. 9]. Tính đến tháng

2/2009, số luật sư là 5.334 luật sư, trong đó có 2000 luật sư tập sự. Tính đến 31/12/2008, cả nước có 1.479 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có 1.284 văn phòng luật sư, 80 công ty luật hợp danh và 115 công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Các tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu ở Hà Nội (370 tổ chức) và Thành phố Hồ Chí Minh (690 tổ chức) [45]. Trong số những người đã qua đào tạo nghề luật sư, có nhiều người đã tập sự hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam nên có hiểu biết về pháp luật quốc tế và thông thạo ngoại ngữ. Một số luật sư Việt Nam đã theo học các khoá đào tạo luật sư ở nước ngoài và được công nhận là luật sư của nước sở tại (Mỹ, Úc, Pháp).

Thời gian trước khi Luật Luật sư 2006 được ban hành, số lượng Luật sư tranh tụng tham gia vào phiên tòa hình sự là rất khiêm tốn . Năm 2001, hơn 70% phiên toà không có Luâ ̣t sư tham gia , trong đó bao gồm cả phiên toà hình sự [15, tr. 122]. Số vụ án có Luâ ̣t sư tham gia chiếm tỷ lê ̣ hết sức khiêm tốn, chiếm khoảng hơn 20% so với tổng số vụ án mà các Toà án đã xử và chủ yếu là bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng . Ngay cả những trường hợp bi ̣ can , bị cáo phải có Luật sư bào chữa theo quy định của pháp luâ ̣t thì các bi ̣ cáo và người đa ̣i diê ̣n hợp pháp của ho ̣ không những không mời mà còn từ chối việc Luật sư tham gia bào chữa tại phiên toà [25].

Hiện nay, tỷ lệ luật sư tham gia bào chữa trong các VAHS ngày càng cao hơn, đặc biệt luật sư tham gia theo yêu cầu của các CQTHTT ngày càng gia tăng, đặc biệt từ giai đoạn năm 2007 đến nay đã góp phần tích cực trong công tác giải quyết án hình sự. Chất lượng tranh tụng của giới luật sư trong thời gian qua mang tính chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn, hầu hết các luật sư đã tự khẳng định mình với năng lực chuyên môn cao trong hoạt động bào chữa, thể hiện được quyền bình đẳng với KSV trong tranh tụng. Có khá nhiều phiên tòa hoặc trong khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, nhiều luật sư cũng đã phát hiện những tình tiết chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được yêu cầu làm rõ sự thật khách quan của vụ án dẫn đến hoãn xử để điều tra bổ sung. Nhiều luật sư đã thẳng thắn chỉ rõ những sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật trong

hoạt động tố tụng của người và CQTHTT. Không ít phiên tòa, thông qua phần xét hỏi hoặc tranh luận của luật sư làm sáng tỏ nhiều tình tiết có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc phổ biến hơn, những tình tiết mà luật sư tham gia làm rõ ấy, có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trước pháp luật mà nếu không có luật sư thì họ có thể sẽ bị thiệt thòi, không được tòa án xem xét.

Như vậy, vai trò của LSBC ở cả phiên tòa sơ thẩm cũng như phúc thẩm ngày càng được thể hiện rõ nét hơn. Trước đây, vai trò của LSBC chưa được coi trọng đúng mức cả từ góc độ các cơ quan tư pháp, nhận thức của nhân dân, của bị cáo cũng như gia đình họ. Hiện nay, Luật sư đã được nhìn nhận khác trước, được đề cao hơn và được coi trọng hơn. Hoạt động của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm hình sự thực sự mang lại hiệu quả.

Với kết quả bào chữa khả quan của các Luật sư đã dần hình thành thói quen mời Luật sư tham gia bào chữa để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho bị cáo. Qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao có thể thấy, càng về những năm gần đây, số lượng vụ án có Luật sư tham gia, đặc biệt là do mời tham gia ngày càng tăng.

Bảng 2.1: Số vụ án có luật sư tham gia ở các loại tội phạm trên cả nước qua các năm 2005-2008

Tội danh Số vụ có Luật sƣ tham gia/ số vụ án xét xử Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

1764/7805 (22,6%) (22,6%) 1911/8696 (21,9%) 1924/8796 (21,8%) 2112/8681 (24,3%)

Các tội xâm phạm sở hữu 1995/21328 (9,3%) 2219/24510 (9,1%) 2569/23327 (11%) 2893/25507 (11,3%) Các tội xâm phạm trật tự quản

lý kinh tế 72/863 (8,3%) 64/881 (7,2%) 63/753 (8,3%) 165/826 (19,9%) Các tội xâm phạm an toàn

công cộng, trật tự công cộng 631/9097 (6,9%) 585/10272 (5,7%) 834/12025 (6,9%) 806/11843 (6,8%)

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn tập trung nhiều Luật sư nhất. Trong khi đó, ở các tỉnh miền núi, số lượng luật sư rất ít. Thậm chí, ở Điện Biên và Lai Châu vẫn chưa thành lập đoàn luật sư (không có luật sư). Theo số liệu tại Bộ Tư pháp (tháng 3/2008) thì: ở Hà Nội, số luật sư là 1.533 luật sư, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 2.343 luật sư. Trong khi đó, tại các tỉnh miền núi thì: Sơn La có 6 luật sư, Lào Cai có 6 luật sư; Hà Giang 4 luật sư; Cao Bằng 3 luật sư, Bắc Cạn 4 luật sư... Tại các tỉnh phía Nam, một số tỉnh cũng có số luật sư rất khiêm tốn như: Cà Mau 4 luật sư; Kon Tum 6 luật sư; Hậu Giang 7 luật sư... Ở các tình, thành phố lân cận Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng luật sư đông hơn ở miền núi, cụ thể: Nam định 44 luật sư, Nghệ An 54 luật sư; Phú Thọ 42 luật sư; Quảng Ninh 44 luật sư; Thái Bình 78 luật sư; Thanh Hóa 57 luật sư; Hải Phòng 74 Luật sư. Ở các tỉnh phía Nam, một số tỉnh có số luật sư khá cao như: Thành phố Cần Thơ 126 luật sư; Đồng Nai 194 luật sư, Bà Rịa Vũng Tàu 150 luật sư; Tiền Giang 49 luật sư; Lâm Đồng 73 Luật sư; Long An 62 luật sư;... [25]. Do sự chênh lệch về số lượng luật sư như trên nên ở các tỉnh có quá ít luật sư, bị cáo và người nhà bị cáo đã phải mời luật sư ở nơi khác về, chủ yếu ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ họ phải lặn lội xa xôi để về Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để tìm LSBC bởi theo họ, các luật sư giỏi chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn này.

Tại Hà Nội, theo báo cáo của 110 tổ chức hành nghề, năm 2009 các luật sư đã bào chữa 852 vụ do khách hàng mời và 423 vụ do các CQTHTT chỉ định (nhiều tổ chức hành nghề chưa có báo cáo cụ thể) [7, tr. 5]. Trong năm 2009, tại Hà Nội có một vụ án điển hình về vai trò của LSBC tại phiên tòa phúc thẩm. Luật sư Nguyễn Văn Thiện bào chữa cho Đinh Văn Kiệm bị cấp sơ thẩm xử phạt 6,5 năm tù về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, nhờ đi sâu nghiên cứu hồ sơ tài liệu đã phát hiện ra chứng cứ buộc tội có nhiều mâu thuẫn và việc thu thập chứng cứ không đúng thủ tục pháp luật. Luận điểm của Luật sư đã được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, tuyên hủy án và sau đó tuyên vô tội [7, tr. 5].

Trong tổng số các VAHS ở giai đoạn XXPT, số lượng LSBC tham gia ở giai đoạn này là rất thấp.

Ví dụ: theo số liệu tại tỉnh Nam Định, số lượng Luật sư chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, chỉ ở vào khoảng 11-14%.

Bảng 2.2: Số vụ án có LSBC tham gia trong XXPT VAHS tại tỉnh Nam Định qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án XXPT Số vụ có Luật sƣ tham gia Tỉ lệ %

2007 87 13 14,94

2008 90 10 11,11

2009 81 12 14,81

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

Tại tỉnh Bắc Giang, số luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa XXPT VAHS cao hơn ở Nam Định nhưng cũng rất ít, chỉ trong khoảng từ 15-25%.

Bảng 2.3: Số vụ án có luật sư bào chữa tham gia trong XXPT VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án XXPT Số vụ có Luật sƣ tham gia Tỉ lệ %

2007 158 37 23,41

2008 182 28 15,3

2009 217 53 24,42

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Sở dĩ có kết quả như trên có thể do nguyên nhân từ nhận thức của người dân. Đó là: Họ chưa thực sự tin tưởng luật sư. Trong suy nghĩ của họ, Luật sư chưa phải là đối tượng có thể giúp họ thoát khỏi vòng lao lí hoặc không thể giúp họ giảm nhẹ tội, giảm nhẹ hình phạt…

Trong các vụ án có Luật sư tham gia bào chữa ở XXPT thì đa phần là luật sư chỉ định. Trường hợp sử dụng dịch vụ pháp lí của luật sư rất ít. Bào chữa chỉ định trong các trường hợp sau:

+ Bào chữa chỉ định trong trường hợp bị cáo là người có nhược điểm về tâm thần hoă ̣c thể chất ;

+ Trong trườ ng hơ ̣p bi ̣ cáo về tô ̣i theo khung hình pha ̣t có mứ c cao nhất là tử hình ;

+ Bào chữa do bị cáo hoặc gia đình của họ mời . Ví dụ ở tỉnh Nam Định và Bắc Giang.

Bảng 2.4: Số vụ án có LSBC tham gia theo chỉ định trong XXPT VAHS tại tỉnh Nam Định qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án

có Luật sƣ tham gia XXPT Số vụ Luật sƣ chỉ định Tỉ lệ %

2007 13 8 61,53

2008 10 6 60

2009 12 8 66,66

Bảng 2.5: Số vụ án có LSBC tham gia theo chỉ định trong XXPT VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án

có Luật sƣ tham gia XXPT Số vụ Luật sƣ chỉ định Tỉ lệ %

2007 37 28 75,67

2008 28 21 75

2009 53 36 67,92

Như vậy, Luật sư chỉ định chiếm chủ yếu trong các vụ án có LSBC ở XXPT VAHS. Số luật sư được bị cáo hoặc người nhà bị cáo mời chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ phía người dân. Họ chưa quen với việc sử dụng dịch vụ pháp lí của luật sư, họ không tin luật sư có thể giúp được họ…

Về chất lượng bào chữa của luật sư ở XXPT VAHS: Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của luật sư ngày càng được nâng cao, do tính chuyên nghiệp ngày càng được thừa nhận đúng mực ở luật sư nên chất lượng tranh

tụng của luật sư ngày càng cao. Hoạt động bào chữa của Luật sư ở XXPT VAHS đã thực sự mang lại hiệu quả.

Ví dụ: Theo số liệu tại tỉnh Nam Định.

Bảng 2.6: Số vụ án được Toà án chấp nhận theo đề xuất của LSBC trong XXPT VAHS tại tỉnh Nam định qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án có Luật sƣ tham gia XXPT Số vụ đề nghị của Luật sƣ đƣợc Tòa án chấp nhận Tỉ lệ % 2007 13 8 61,53 2008 10 7 70,0 2009 12 8 66,66

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định.

Tuy nhiên, trong cả nước cũng có những tỉnh thành không đạt được kết quả bào chữa tại phiên tòa XXPT như ở Nam Định. Có những địa phương, tỉ lệ Tòa án chấp nhận đề nghị của luật sư là rất thấp.

Ví dụ: Theo số liệu tại tại tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.7: Số vụ án được Toà án chấp nhận theo đề xuất của LSBC trong XXPT VAHS tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2007-2009

Năm xét xử Tổng số vụ án có Luật sƣ tham gia XXPT Số vụ đề nghị của Luật sƣ đƣợc Tòa án chấp nhận Tỉ lệ % 2007 28 3 10,71 2008 21 1 4,0 2009 36 5 13,88

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Như vậy, chất lượng bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm ở các địa phương trên cả nước là không đồng đều. Tỉ lệ Tòa án hủy án, sửa án tại phiên tòa phúc thẩm do có đề nghị, yêu cầu của Luật sư nhìn chung vẫn chưa cao. Tuy nhiên, do số luật sư tham gia tại phiên tòa phúc thẩm là quá ít, trong khi số vụ án được đưa ra XXPT khá nhiều; vì vậy, trong một số trường hợp, bị cáo vẫn

chưa thực sự được bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm Tòa vẫn y án là khá nhiều. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, số vụ Tòa án hủy án hoặc sửa án tại phiên tòa phúc thẩm chiếm tỉ lệ rất thấp: Năm 2007, số vụ Tòa án hủy án là 0,63%; số vụ Tòa án sửa án là 4,43%. Năm 2008, số vụ Tòa án hủy án là 1,1%; số vụ Tòa án sửa án là 3,8% [35], [36].

Qua các vụ án hình sự có LSBC tham gia, có thể khẳng định sự tham gia của Luâ ̣t sư trong giai đoa ̣n xét xử phúc thẩm đã thực sự m ang la ̣i hiê ̣u quả không chỉ đối với bị cáo được họ bảo vệ mà còn góp phần làm sáng tỏ vụ án, giúp Toà án có những phán quyết chính xác , đúng pháp luâ ̣t . Thực tiễn cho thấy, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư về cơ bản đã khắc phục được tính hình thức. Việc tham gia tranh tụng của Luật sư trong nhiều vụ án không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị cáo mà còn là đòn bẩy khiến các CQTHTT phát huy hết khả năng của mình trong việc phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội.

Khái quát chung, có thể nhận thấy đồng thời với quá trình hoàn thiện có thể chế về luật sư ở Việt Nam, hoạt động tham gia tranh tụng đã có những bước chuyển biến quan trọng, nâng cao vị thế của luật sư - từng bước đáp ứng được yêu cầu dân chủ hóa các mặt trong đời sống chính trị - xã hội. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư đã góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Như vâ ̣y, hoạt động của Luậ t sư bào chữa đã góp phần quan trong vào viê ̣c phát hiê ̣n những thiếu sót hoă ̣c vi pha ̣m của các CQĐT, Toà án , VKS. Thông qua lời bào chữa và tranh luâ ̣n trước toà , Luâ ̣t sư giúp cho Toà án thẩm tra toàn bô ̣ các tài liê ̣u chứng cứ và hiểu sâu sắc hơn về vụ án ; bằng viê ̣c phân tích các quy định của pháp luật , Luâ ̣t sư góp phần xác đi ̣nh yêu cầu của viê ̣c áp dụng pháp luật chính xác như : đi ̣nh tô ̣i danh , áp dụng khung hình phạt và

Một phần của tài liệu Vai trò của luật sư bào chữa trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Trang 69)