TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 68)

còn nhiều điểm bất cập, chưa phù hợp

Chuẩn bị xét xử sơ thẩm là một hoạt động phức tạp của nhiều chủ thể khác nhau nhưng lại chỉ được ghi nhận điều chỉnh trong 8 điều luật, trong đó có những điều luật quy định chung chung, không rõ ràng. Thực trạng này xuất phát từ việc khi xây dựng các quy phạm pháp lụât để điều chỉnh hoạt động chủân bị xét xử sơ thẩm không đảm bảo các yêu cầu [4]:

Thứ nhất: Tính khoa học của các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Việc xác định nội hàm của khái niệm chuẩn bị xét xử sơ thẩm không đầy đủ dẫn đến việc quy định các nội dung của hoạt động chuẩn bị xét xử trong pháp luật tố tụng hiện hành còn thiếu và không điều chỉnh được đầy đủ các hoạt động chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong thực tiễn. Nhiều hoạt động được các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành mà không được ghi nhận trong chương XVI Bộ luật 2000, chương XVII Bộ luật 2003 về chuẩn bị xét xử như việc kê biên tài sản, xử lý vật chứng... Dẫn đến tình trạng tuỳ nghi trong các hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Bản thân các điều lụât được quy định chung chung, khó áp dụng như quy định về việc Toà án ra các quyết định trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Căn cứ “chứng cứ quan trọng không thể bổ sung tại phiên toà” để Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một ví dụ. Những quy định quá khái quát kiểu như căn cứ

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 68)