Các giải pháp, kiến nghị về các quy định chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 72 - 88)

3.2.1 Phương hướng để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử không hợp lý đã gây khó khăn cho việc xét xử. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật phán gắn liền với đường lối, chủ trương của Đảng đặc biệt là các chủ trương được thể hiện trong các văn kiện của Đại hội Đảng VII, VIII, IX, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá VIII, Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội; đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nêu cao trách nhiệm của các Cơ quan nhà nước đối với công dân, đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng của cơ quan và người tiến hành tố tụng trong đó xác định rõ quyền hạn của từng chức danh tố tụng như Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà, Thư ký, đồng thời phải ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng đặc biệt là luật sư trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Làm cho các quy định về thủ tục tố tụng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu đảm bảo tính khả thi, trong đó cần có những quy định về cơ chế thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng, luật sư. Sửa đổi các quy định tố tụng về chuẩn bị xét xử phải dựa trên cơ sở kêt thừa và phát triển những quy định của Bộ lụât tố tụng hình sự đã phát huy hiệu quả đồng thời có nghiên cứu và tham khảo các kinh nghiệm về tố tụng hình sự nước ngoài.

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chuẩn bị xét xử sơ thẩm

3.2.1.1 Hoàn thiện các quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử

Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn xét xử qúa rắc rối, khó hiểu và không xác định chính xác thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn chuẩn bị xét xử. Có ý kiến cho rằng nên quy định lại thời hạn chuẩn bị xét xử theo tính chất phức tạp hay đơn giản của vụ án chứ không nên quy định theo tính chất của hành vi phạm tội. Nếu quy định theo tính chất của tội phạm tuy dễ dàng áp dụng nhưng lại rất bất hợp lý vì thực chất chuẩn bị xét xử sơ thẩm là việc đánh giá đánh giá sơ bộ sự thật khách quan của vụ án trên cơ sở tài liệu có trong hồ sơ do Cơ quan điều tra, truy tố thu thập do vậy thời hạn chuẩn bị phụ thuộc vào chính tình tiết của vụ án chứ không phải dựa vào tính chất của hành vi. Hành vi có thể là không đặc biệt nghiêm trọng nhưng tình tiết của vụ án lại rất phức tạp vì có nhiều lời khai mâu thuẫn hoặc lời khai và các chứng cứ khác có điểm mập mờ. Chúng tôi đồng ý với ý kiến trên nếu xét về mặt lý luận nhưng để có thể xác định tiêu chí để đánh giá tính chất của vụ án phức tạp hay đơn giản sẽ không dễ dàng khi áp dụng vào thực tiễn nhất là khi Toà án quyết định thụ lý vụ án đồng thời phải quyết định thời hạn chuẩn bị xét xử. Muốn xác định được tình tiết vụ án phức tạp hay đơn giản cần có một khoảng thời gian nhất định để Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ và đưa ra đánh giá của mình. Khoảng thời gian này sẽ tính là thời gian tiền chuẩn bị xét xử chăng? Nếu quy định như vậy thì quy định về thời hạn chuẩn bị sẽ rất phức tạp. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng quy định thời hạn dựa trên tính chất của hành vi phạm tội như hiện nay cũng khá phù hợp tuy nhiên không nên quy định bốn loại thời hạn như hiện nay mà nên gộp thành hai loại, một loại dành cho tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, một loại dành cho tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Thời gian chuẩn bị xét xử cũng nên rút ngắn so với quy định hiện hành.

kiểm sát điều tra bổ sung theo quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án. Theo chúng tôi điều này không hợp lý, cần phải quy định thời gian điều tra bổ sung trong thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng nên quy định mở. Bởi vì:

Thứ nhất, khi hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Toà án có nghĩa giai đoạn tố tụng của Viện kiểm sát trước khi ra phiên toà đã kết thúc. Người tham gia tố tụng hiểu là vụ án bắt đầu vào giai đoạn xét xử và mọi vấn đề sẽ do Toà án tiến hành. Toà án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung thì hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát là do yêu cầu của Toà án chứ không phải là hoạt động tố tụng do bản thân Viện kiểm sát thấy cần tiến hành.

Thứ hai, vụ án phức tạp cần kéo dài thời hạn chuẩn bị được thể hiện bằng quyết định của Toà án và thời hạn này do Viện kiểm sát tiến hành.

Thứ ba, ghi nhận thời hạn điều tra bổ sung vào thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ giúp cho người tham gia tố tụng kiểm tra được việc thực hiện các quy định về chuẩn bị xét xử của Cơ quan tiến hành tố tụng và kết quả của hoạt động đó. Để hoàn thiện về thời hạn, khắc phục việc xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc lụât cần cụ thể về các thời điểm này. Mỗi thời điểm cần gắn liền với một quyết định tố tụng và được thể hiện bằng văn bản để có căn cứ chính xác tính thời hạn. Khoảng thời gian chuẩn bị sẽ không chia thành nhiều thời điểm như hiện nay mà nên được quy định thành một khối thống nhất chỉ có một trường hợp đặc biệt kéo dài do trả hồ sơ để điều tra bổ sung.Theo chúng tôi khoản 2 Điều 151 nên tách thành một điều riêng biệt đúng với tên gọi là thời hạn chuẩn bị xét xử.

Quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử nên quy định như sau:

Trong thời hạn không quá 30 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; 45 ngày đối với rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ khi Toà án ra quyết định thụ lý vụ án và kết thúc vào thời điểm phiên toà được mở để xét xử công khai.

Đối với vụ án cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung thời hạn điều tra không quá một tháng. Khi vụ án được trả lại để điều tra bổ sung, Toà án không phải xoá số thụ lý mà chỉ cần ghi thời điểm trả để tính thời gian điều tra bổ sung của Viện kiểm sát. Sau khi vụ án đã được điều tra bổ sung, Toà án tiếp tục chuẩn bị xét xử trong thời hạn còn lại do luật quy định. Nếu thời hạn chuẩn bị đã hết hoặc không đủ, Toà án có thể được gia hạn thêm 15 ngày để hoàn tất các công việc chuẩn bị xét xử.

3.2.1.2 Cần quy định rõ hơn quyền của người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng trong chuẩn bị xét xử

Theo quy đinh của Bộ lụât tố tụng hình sự 2003, tuy quy định quyền của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, Chánh án, Phó Chánh án, Viện kiểm sátt, người tham gia tố tụng cụ thể, rõ ràng hơn nhưng có những vẫn đề vẫn không được đề cập đến.

Theo chúng tôi, trong quá trình chuẩn bị xét xử người tham gia tố tụng chỉ có quyền khiếu nại, yêu cầu là chưa thoả đáng đặc biệt hiện nay vấn đề cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08 - NQ/TW của Bộ chính trị đang đựơc tiến hành trong các mặt của hoạt động tư pháp nhất là hoạt động xét xử. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vấn đề tranh tụng tại phiên toà, pháp lụât về tố tụng hình sự cần có những quy định cụ thể và rộng hơn về quyền của người tham gia tố tụng để đảm bảo cho họ có cơ sở để tiến hành tranh luận với đại diện Viện kiểm sát; tranh luận với người tham gia tố tụng khác.

Hiện nay, chỉ có Thẩm phán chủ toạ phiên toà, Hội thẩm nhân dân, luật sư, người bảo vệ quyền hợp pháp của đương sự được phép nghiên cứu hồ sơ vụ án trong khi chuẩn bị xét xử. Để tạo điều kiện cho bị cáo, người tham gia

tố tụng khác có cơ sở để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình khi không mời người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp những đối tượng này cần phải được biết về những chứng cứ chủ yếu để buộc tội hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích trực tiếp của mình. Toà án nên cho phép những đối tượng này được phôtô các chứng cứ buộc tội trực tiếp và liên quan trực tiếp đến quyền lợi để họ có thời gian suy nghĩ và bào chữa tại toà. Tham khảo luật tố tụng của nước ngoài chúng tôi thấy rằng trước khi mở phiên tòa các bên trong vụ án cần phải trao đổi chứng cứ của mình hay như Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp đã quy định bị cáo, nguyên đơn dân sự đựơc cấp bản sao các chứng cứ, biên bản giám định liên quan đến họ. Việc Toà án cấp cho bị cáo bản sao các tài liệu, chứng cứ không ảnh hưởng đến việc tìm ra sự thật của vụ án tại phiên toà. Bị cáo không thể vì biết trước các lời khai chứng cứ mà chối tội, khai khác đi hoặc có những hành động đe doạ người làm chứng...Tài liệu, chứng cứ của vụ án chỉ cần giữ bí mật trong giai đoạn điều tra, truy tố còn khi đến Toà án điều này không còn cần thiết vì muốn ra phán quyết Toà án phải xem xét các chứng cứ đó tại phiên toà. Bị cáo, người tham gia tố tụng khác biết rõ về các tài liệu này càng giúp cho họ xác định được thái độ đúng của mình tại phiên toà.

Về quyền nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, chúng tôi thấy rằng để chấm dứt tình trạng án tại hồ sơ, án bỏ túi cần phải hạn chế việc nghiên cứu hồ sơ trong quá trình chuẩn bị xét xử của Thẩm phán. Việc nghiên cứu toàn bộ nội dung của vụ án, đánh giá sơ bộ chứng cứ trứơc khi mở phiên toà có thể tác động đến ý chỉ chủ quan của Thẩm phán. Tuy nhiên Thẩm phán không thể xét xử tốt nếu không có sự chuẩn vì trách nhiệm của Toà án trước xã hội về việc xét xử là rất lớn. Việc điều tra, truy tố có thể sai nhưng xét xử không thể để tình trạng oan sai còn tồn tại vì điều tra, truy tố còn được Toà án xem xét lại và sửa chữa trước khi mở phiên toà. Toà án xét xử sai thì không

có cơ quan nào có thể sửa chữa được. Trong qúa trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán vẫn cần nghiên cứu hồ sơ nhưng sự nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá các chứng cứ được thu thập trong giai đoạn điều tra, truy tố có đúng thủ tục tố tụng hay không có nghĩa là Toà án chỉ kiểm tra lại về thủ tục tố tụng mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đã tiến hành để đảm bảo chứng cứ đó được thu thập công khai, đủ sự tin cậy. Việc đánh giá về nội dung của chứng cứ Thẩm phán sẽ xem xét tại phiên toà. Trong quá trình đánh giá việc thu thập các chứng cứ của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có hợp pháp, hợp lệ không Thẩm phán có thể ra các quyết định cần thiết nếu thấy việc thu thập không đúng như quyết định đình chỉ vụ án, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung... Tuy nhiên căn cứ để ra các quyết định này sẽ phải sửa đổi phù hợp với quyền của Thẩm phán khi nghiên cứu hồ sơ. Việc thay đổi quyền nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán theo hướng trên trong thời điểm hiện nay theo chúng tôi là chưa khả thi vì không đủ các điều kiện như về con người, về nền tảng kinh tế, về tư duy luật pháp... Sửa đổi theo hướng nêu trên chỉ có thể thực hiện được khi phải thay đổi một loạt vấn đề cơ bản của luật tố tụng hình sự.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi kiến nghị trong chương Chuẩn bị xét xử sơ thẩm nên có điều luật quy định về quyền của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng như sau:

Điều: Quyền của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ, giải quýêt các yêu cầu và khiếu nại của người tham gia tố tụng. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại, yêu cầu phải được thể hiện bằng văn bản và để trong hồ sơ.

Bị cáo, người bị hại có quyền được Toà án cung cấp các chứng cứ buộc tội, chứng cứ liên quan đến quyền lợi ích của mình không mất tiền, những người tham gia tố tụng khác nếu muốn phải trả phí cho Toà án.

3.2.1.3 Hoàn thiện quy định về các quyết định trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm Toà án đã ra một trong các quyết định sau: đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án, áp dụng thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn ngoài ra trong một số trường hợp Toà án có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản, xử lý vật chứng... Quy định của pháp luật tố tụng đã giúp cho việc chuẩn bị xét xử thuận lợi và có hiệu quả hơn nhưng trong quá trình áp dụng không tránh khỏi những vướng mắc, hạn chế cần sửa đổi.

Về quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn: Theo chúng tôi cần quy định cho Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam như đối với các biện pháp ngăn chặn khác sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn bởi lẽ thực tế Chánh án, Phó Chánh án không phải là người nghiên cứu hồ sơ, việc ra quyết định về biện pháp tạm giam đều dựa trên đề xuất của Thẩm phán. Quy định như hiện nay là quy định mang tính hình thức làm cho việc xét xử bị kéo dài vô ích. Hiện nay, năng lực của Thẩm phán ngày càng được nâng cao và được bồi dưỡng thường xuyên . Đồng thời để tạo sự độc lập hơn nữa của Thẩm phán trong hoạt động xét xử thì pháp luật cần ghi nhận quyền quyết định áp dụng, huỷ bỏ biện pháp tạm giam Điều luật về việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn được sửa như sau:

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Thời gian tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều...

Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Theo quy định của pháp luật thì quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ ghi tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự mà

Viện kiểm sát viện dẫn (áp dụng) đối với hành vi của bị cáo. Quy định hiện nay đang có rất nhiều ý kiến tranh luận vì nó liên quan đến điều luật quy định

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)