Các quyết định của toà án trong khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45)

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Toà án cần phải ra một số quyết định để giải quyết vụ án. Việc áp dụng các quyết định này tuỳ thời điểm, có quyết định Toà án áp dụng ngay khi vừa nhận được hồ sơ vụ án như quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn (Điều 152 Bộ luật 2000, Điều 177 Bộ luật 2003); nhưng có những quyết định chỉ áp dụng khi đã nghiên cứu xong hồ sơ như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Ngoài ra, để giải quyết vụ án Toà án phải ra quyết định xử lý vật chứng, quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án, quyết định chuyển vụ án...

2.3.1 Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Toà án có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

Toà án có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án. Toà án có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo (Điều 61 Bộ luật 2000, Điều 79 Bộ lụât 2003).

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng biện pháp kê biên tài sản (Điều 121 Bộ luật 2000, Điều 146 Bộ luật 2003) cũng là một biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo việc thi hành án và cần được ghi nhận trong trong các biện pháp ngăn chặn. Trước đây, trong luật 103-SL/005 ngày 20/5/1957, Sắc luật 002 - SLt ngày 18/6/1957 và Sắc luật 02 - SL ngày 15/3/1976 quy định những biện pháp cưỡng chế gồm nhóm 1 là biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm

giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản đảm bảo); nhóm 2 gồm các biện pháp đảm bảo việc thu thập chứng cứ như khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể; nhóm 3 gồm những biện pháp đảm bảo cho điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án như kê biên tài sản, áp giải bị can, những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên toà [28,tr.113]. Tuy biện pháp kê biên tài sản và nhóm biện pháp ngăn chặn đều thuộc các biện pháp cưỡng chế nhưng tính chất của các biện pháp ngăn chặn khác với biện pháp kê biên tài sản cho nên không thể coi kê biên tài sản là biện pháp ngăn chặn mặc dù mục đích đều nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Toà án được thuận lợi. Biện pháp kê biên tài sản nhằm đảm bảo cho việc thi hành án các hình phạt liên quan đến tài sản, đảm bảo việc bồi thường. Còn các biện pháp ngăn chặn ngoài mục đích nhằm đảm bảo sự thi hành án còn đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên toà và việc mở phiên toà được thuận lợi.

Toà án áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo khi có căn cứ được quy định tại Điều 75, 76 Bộ luật 2000, Điều 92, Điều 93 Bộ luật 2003. Thông thường, Toà án áp dụng biện pháp bảo lĩnh khi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhân thân tốt, có nơi cư trú thường xuyên. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo được áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài. So với luật 2000, Bộ luật 2003 đã quy định rất cụ thể điều kiện đối với việc bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo và các chế tài áp dụng nếu người được bảo lĩnh, đặt tài sản hoặc tiền để đảm bảo vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn khác như tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú được Toà án áp dụng khi có các căn cứ quy định tại Điều 70, 74 Bộ luật 2000, Điều 88, 91 Bộ luật 2003. Khi vụ án được chuyển sang Toà án, lệnh tạm giam của Viện kiểm sát có thể còn hiệu lực nhưng Toà án vẫn phải ra lệnh tạm giam mới. Hướng dẫn về các trường hợp cần áp dụng biện pháp tạm giam

ngoài căn cứ được quy định tại Điều 70 Bộ luật 2000, Điều 88 Bộ luật 2003 thì Toà án nhân dân tối cao đã từng có văn bản hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ giúp Toà án dễ đàng xác định trường hợp nào cần phải ra lệnh tạm giam. Đó là khi thấy đầy đủ chứng cứ buộc tội và kẻ phạm tội nhận tội; kẻ nhận tội có nhân thân không tốt; không có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của kẻ phạm tội; có yêu cầu trừng phạt nghiêm khắc loại tội phạm mà kẻ phạm tội đã thực hiện - nghĩa là ít có khả năng cho kẻ phạm tội hưởng án treo hoặc loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù và nếu họ chưa bị tạm giam hoặc đã bị tạm giam, nhưng đã được tạm tha trước khi hồ sơ chuyển sang Toà án thì Toà án cần ra lệnh tạm giam họ để đảm bảo việc xét xử và thi hành án [công văn số 596 - CT/HS].

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trừ biện pháp tạm giam do Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà quyết định. Biện pháp tạm giam do Chánh án, phó Chánh án Toà án quyết định (Điều 152 Bộ luật 2000, Điều 177 Bộ luật 2003). Tuy nhiên theo Bộ luật 2000 thì thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quy định Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà có thẩm quyền ra lệnh tạm giam. Như vậy có thể thấy rằng giữa quy định tại Điều 152 và Điều 62, 70 của Bộ luật 2000 có sự khác nhau. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề này và theo đó Thẩm phán nếu không phải là Phó Chánh Toà hoặc Chánh Toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án thì không có quyền ra lệnh bắt để tạm giam (Điều 80).

Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 151 Bộ luật 2000, Điều 176 Bộ luật 2003. Đặc biệt Bộ luật 2003 đã quy định đối với những vụ án áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam không quá thời hạn chuẩn bị xét xử tức là không quá 14 ngày. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn

tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà. Thời hạn tạm giam phụ thuộc vào thời hạn chuẩn bị xét xử của Toà án. Nhưng đã phân tích trong phần 2.1, thời hạn xét xử hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần thống nhất đặc biệt là cách tính thời gian. Cách tính thời gian khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc ra lệnh tạm giam của Toà án. Thông thường hiện nay các Toà án tuỳ thuộc vào tính chất cuả vụ án để ra lệnh tạm giam 30 ngày, 45 ngày hay 2 tháng, 3 tháng. Khi thống kê lệnh tạm giam trong 100 hồ sơ, chúng tôi thấy rằng có 58/100 vụ án Toà án áp dụng biện pháp tạm giam; 2 vụ/100 Toà án áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; thời hạn tạm giam 30 ngày có 22 vụ án; thời hạn tạm giam 45 ngày là 20 vụ; thời hạn tạm giam 2 tháng có 7 vụ; thời hạn tạm giam 3 tháng có 9 vụ. Có thế thấy rằng hiện nay việc áp dụng biện pháp tạm giam vẫn còn phổ biến điều này do tâm lý của Thẩm phán (Toà án) còn quá e ngại khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác.

2.3.2 Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án

Điều 155 Bộ luật 2000 quy định: “Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ tại Điều 135; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại các điểm 3,4,5,6,7 Điều 89 Bộ luật này.”. Bộ luật 2003 đã bổ sung thêm trường hợp Toà án đình chỉ vụ án khi người bị hại rút yêu cầu truy tố trước khi mở phiên toà và Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà. Ngoài ra, Điều 180 Bộ luật 2003 còn quy định vụ án nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.

* Quyết định tạm đình chỉ vụ án

- Bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.

Trường hợp nghi ngờ bị can, bị cáo mắc bệnh tâm thì Toà án ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần. Nếu có kết luận của Hội đồng giám định pháp y thì Toà án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Nếu bị can mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Việc mắc bệnh hiểm nghèo không thể đến tham gia phiên toà thì quy định phải có xác nhận của Hội đồng giám định pháp y theo chúng tôi là không cần thiết. Vì việc tạm đình chỉ vụ án trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm là nhằm đảm bảo quyền của bị can, bị cáo có mặt tại phiên toà cũng như các quyền khác khi Toà án giải quyết vụ án. Ngoài ra, việc quy định chủ thể có thẩm quyền về trưng cầu giám định pháp y trong trường hợp bị can mắc bệnh hiểm nghèo hiện nay chưa rõ ràng. Điều 130 Bộ luật 2000 chỉ ghi nhận thẩm quyền trưng cầu giám định pháp y của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và trong Bộ luật 2003 ghi nhận thêm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát khi cần xác định nguyên nhân chết người, tích chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; tình trạng tâm thần của bị can trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoăc người bị hại khi nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với tình tiết của vụ án. Toà án có thẩm quyền trưng cầu giám định pháp y trong trường hợp bắt buộc chữa bệnh nếu có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự. Toà án chỉ có thẩm quyền trưng cầu giám định nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh ảnh hưởng đến năng lực nhận thức, năng lực hành vi [12]. Cho nên, trong trường hợp mắc bệnh nặng theo chúng tôi chỉ cần có chứng nhận của bệnh viện về khả năng tham gia phiên toà cũng

đủ căn cứ để Toà án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án mà không cần phải có xác nhận của Hội đồng giám định pháp y.

- Không biết rõ bị can đang ở đâu (bị can bỏ trốn) mà thời hạn chuẩn bị xét xử đã hết. Nếu không biết bị can ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án.

Khi bị can bỏ trốn Toà án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã không có kết quả thì quyết định tạm đình chỉ vụ án. Hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7/1/1995 trong đó quy định trước khi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, Toà án phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành công việc theo thủ tục chung. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 151 Bộ luật 2000 mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Nếu hết thời hạn một tháng, kể từ ngày ngày công văn yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can bỏ trốn mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Toà án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra xét xử và Toà án xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn. Như vậy, Toà án chỉ tạm đình chỉ vụ án tối đa là 1 tháng kể từ ngày có công văn yêu cầu truy nã nếu thời hạn chuẩn bị xét xử đã hết.

Tạm đình chỉ vụ án chỉ kéo dài khi bị can đã khỏi bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo; bị can đã bị bắt hoặc tự thú. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo việc tạm đình chỉ vụ án kéo dài đến khi bị can khỏi bệnh là hợp lý nhưng căn cứ bị can bỏ trốn thì xử lý như quy định tại Thông tư 03 của Toà án nhân dân tối cao sẽ tạo thuận tiện cho việc áp dụng trong thực tiễn và việc giải quyết vụ án được nhanh chóng.

Toà án đình chỉ vụ án khi có quy định tại khoản 3,4,5,6,7 Điều 89 Bộ luật 2000 hay khoản 3,4,5,6,7 Điều 105 Bộ luật 2003:

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; - Tội phạm đã được đại xá;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Ngoài ra, Toà án còn đình chỉ vụ án khi Viện kiểm sát rút quyết định truy tố hoặc người bị hại rút đơn yêu cầu truy tố đối với một số tội (Điều 180 Bộ luật 2003)

Trường hợp khi hồ sơ đã chuyển sang Toà án mà Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên toà và Toà án đình chỉ vụ án thực chất là việc đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát mặc dù Toà án ra quyết định. Vì Điều 170 Bộ luật 2000, Điều 196 Bộ luật 2003 quy định “Toà án chỉ xét xử những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử”. Trong Điều 196 Bộ luật 2003 quy định thêm trường hợp Toà án có quyền xét xử bị cáo tội danh nhẹ hơn hoặc khoản nhẹ hơn trong cùng một điều luật. Thực chất quy định này chỉ pháp điển hoá các quy định mà Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các Toà án địa phương trong vấn đề này. Quyết định của Toà án phụ thuộc rất nhiều vào quyết định truy tố của Viện kiểm sát.

Hàng năm, Toà án cấp sơ thẩm đình chỉ xấp xỉ 1% tổng số vụ án đã xét xử sơ thẩm của toàn ngành. Việc đình chỉ vụ án của các Toà án cấp sơ thẩm

vì nhiều căn cứ trong đó có thể do người thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc do người thực hiện hành vi phạm tội đã chết... Năm 2001, số vụ án bị đình chỉ là 471 vụ bằng 1% so với tổng số vụ án đã xét xử; năm 2002, số vụ án bị đình chỉ là 345 bằng 0.8% tổng số vụ án đã xét xử[21][22][23]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3 Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán có thể trả hồ sơ để điều tra

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 45)