Nghiên cứu hồ sơ

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 32)

Khoản 1 Điều 151 Bộ luật 2000 quy định: “Sau khi nhận được hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng...” . Theo quy định này, nghiên cứu hồ sơ là nhiệm vụ của Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà. Xét xử vụ án hình sự là trách nhiệm của Hội đồng xét xử (bao gồm Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân) nên Hội thẩm nhân dân cũng phải nghiên cứu hồ sơ khi trước khi xét xử. Công văn số 38/NCPL ngày 4/3/1989 của Toà án nhân dân tối cao về việc ghi rõ họ tên Hội thẩm nhân dân trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử có quy định “dành thời gian cần thiết cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án để chuẩn bị cho việc tham gia xét xử tại phiên toà một cách thiết thực.” Như vậy, trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoạt động nghiên cứu hồ sơ do Thẩm phán chủ toạ phiên toà và Hội thẩm nhân dân tiến hành. Điều này cũng được quy định trong điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật 2003. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này vẫn có ý kiến cho rằng Hội thẩm nhân dân không cần nghiên cứu hồ sơ. Trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, tuy quy định khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán nhưng mục đích của việc quy định Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam là nhằm thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử, đảm bảo tính công bằng, khách quan, đúng pháp luật khi Toà án ra bản án. Hội thẩm nhân dân là người xét xử không chuyên, dựa trên sự công tâm, không thiên vị để ra phán quyết. Vì vậy, theo chúng tôi, Hội thẩm không cần nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà.

Thời điểm Hội thẩm nhân dân tiến hành nghiên cứu hồ sơ hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ sau khi vụ án được Toà án thụ lý, cùng thời điểm với Thẩm phán chủ toạ phiên toà. Theo chúng tôi ý kiến này chưa chính xác vì thời điểm xác định sự xuất hiện của Hội thẩm nhân dân trong việc giải quyết vụ án theo quy định

của pháp luật là khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cho nên, Hội thẩm nhân dân chỉ nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày hoặc 30 ngày trước khi mở phiên toà.

Về nội dung của nghiên cứu hồ sơ, Bộ luật 2000 và Bộ luật 2003 không có quy định. Nhưng Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự (kèm theo Thông tư số 16 - TATC ngày 27-9-1974) đã quy định nội dung của việc nghiên cứu hồ sơ như sau:

1. Vụ án có thuộc thẩm quyền của Toà án mình hay là không. 2. Đã có đủ chứng cứ, tài liệu làm sáng tỏ nội dung vụ án chưa (thời gian, địa điểm, thủ đoạn và mọi tình tiết của việc phạm pháp; ý thức chủ quan của bị cáo; thiệt hại đã gây ra; nguyên nhân và điều kiện của việc phạm pháp). Việc điều tra có đúng pháp luật hay không.

3. Hành vi mà bị cáo bị truy tố có cấu thành tội phạm không. 4. Việc định tội và viện dẫn pháp luật, đường lối, chính sách trong bản cáo trạng đã đúng chưa. Có bỏ sót người, sót tội, hoặc có sự việc nào, người nào không đáng đưa ra xét xử không.

5. Có thể tạm tha cho bị cáo đang bị tạm giam, hoặc có cần thiết phải bắt bị cáo đang được tại ngoại không.

6. Đã thu giữ đầy đủ tang vật chưa và đã áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm việc bồi thường, thi hành án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản chưa. Có những tang vật, tài vật nào bị thu giữ hoặc kiểm kê không đúng không.

7. Có những lý do để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không. Ngoài những vấn đề nói trên cũng cần nghiên cứu kỹ những tài liệu về căn cước, tiền án tiền sự của bị cáo để đề phòng những trường hợp mà những tài liệu về tiền án, tiền sự của bị cáo có khi không được chính xác [24,tr.122].

Tuy nhiên, khi Thông tư 16 về Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự hết hiệu lực thi hành thì không có văn bản pháp luật nào thay thế nên các Toà án vẫn vận dụng hướng dẫn này trong hoạt động nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Nghiên cứu hồ sơ là hoạt động khá đa dạng, phức tạp trong đó việc xác định thẩm quyền xét xử và đánh giá chứng cứ là những hoạt động quan trọng nhất. Xác định thẩm quyền xét xử đồng nghĩa với việc xác định giới hạn xét xử mà pháp lụât quy định đối với Toà án đó. Xác định thẩm quyền xét xử không chỉ khi vụ án được chuyển sang mà phải xác định trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Đánh giá chứng cứ trong quá trình chuẩn bị xét xử giúp cho Thẩm phán ra các quyết định đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.

2.2.1 Xác định thẩm quyền xét xử

Xác định thẩm quyền xét xử hoạt động do toà án tiến hành khi bắt đầu nhận hồ sơ từ viện kiểm sát chuyển sang cho đến khi kết thúc phiên toà. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải xác định thẩm quyền xét xử. Xét xử sai thẩm quyền là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm quyền xét xử của toà án bao gồm thẩm quyền xét xử theo vụ việc, thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm quyền xét xử theo đối tượng.

* Xác định thẩm quyền xét xử theo vụ việc

Theo Điều 145 Bộ luật 2000, Toà án nhân dân cấp huyện có quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống, trừ những tội sau:

- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

223, 263, 293, 295, 296 BLHS.

Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.

Toà án cấp huyện xét xử các vụ án có mức hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định từ 7 năm tù trở xuống. Mức hình phạt 7 năm tù do luật quy định chứ không phải là mức hình phạt do Toà án quyết định. Nếu một điều luật có nhiều khoản thì những trường hợp phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt cao nhất từ 7 năm tù trở xuống thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện. Toà án cấp huyện có thẩm quyền xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, nếu các tội đó đều có mức hình phạt do luật quy định từ 7 năm tù trở xuống. Ngoài ra, Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử người đang chấp hành một bản án (không kể đó là bản án của Toà án cấp nào) mà lại truy tố về một tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện, không kể là tội phạm này được thực hiện trước hay sau khi có bản án đang phải chấp hành. Tuy nhiên, đối với những người đã bị phạt tử hình, hoặc đang bị phạt tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh truy tố tội phạm mới của họ để Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử. Toà án cấp huyện có quyền tổng hợp hình phạt trên 7 năm nhưng không vượt quá mức hình phạt tù cao nhất [12,tr.711].

Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử các vụ án mà Viện kiểm sát truy tố ở các khung có mức hình phạt cao nhất trên 7 năm tù. Khi thấy vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều nghành), vụ án có bị cáo phạm tội là thẩm phán, kiểm sát viên, sĩ quan công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, là người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người phạm tội thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án

nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để xét xử [12.tr.673-674].

Tuy nhiên từ năm 2004 trở đi, Toà án cấp huyện có quyền xét xử các vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau:

- Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia;

- Các tội phạm phá hoạt hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

- Các tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 của Bộ luật hình sự [khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003]. Như vậy, so với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2000, thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện được mở rộng, mức hình phạt tù cao nhất được áp dụng là 15 năm tù. Việc mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm cho thấy chất lượng xét xử của các Toà án ngày càng cao và có hiệu quả.Tuy nhiên việc tăng thẩm quyền sẽ tạo ra những áp lực đối với các Toà án cấp huyện đặc biệt là các huyện miền núi hay vùng sâu vùng xa.

* Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

Theo quy định của Bộ luật 2000, Toà án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là toà án nơi tội phạm được thực hiện. Tội phạm thực hiện ở địa phương nào thì Toà án ở địa phương đó có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tội phạm không thực hiện trên lãnh thổ Việt nam hoặc thực hiện trên tàu bay, tàu thuỷ đang hoạt động thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử (đối với tội phạm được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam) hoặc Toà án nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi máy bay, tầu biển đó

được đăng ký [khoản 2 Điều 146].

Ngoài ra, trường hợp tội phạm xảy ra ở nhiều nơi khác nhau, bị cáo phạm nhiều tội hoặc vụ án có nhiều bị cáo thì Toà án nơi kết thúc điều tra sẽ xét xử. Nếu Toà án nơi xảy ra tội phạm có ý kiến khiếu nại thì thẩm quyền sẽ do Chánh án Toà án cấp trên (nếu vụ án xảy ra cùng trong một tỉnh thành phố) quyết định hoặc do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định (nếu vụ án xảy ra ở nhiều tỉnh thành phố) giống như trường hợp bị cáo phạm tội ở nước ngoài.

Thực tiễn cho thấy việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ còn những vi phạm, do quy định chưa sát với thực tế, nhất trong tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tình vi, nhiều Toà án ở địa phương có cách hiểu và áp dụng khoản 1 Điều 146 khác nhau. Ví dụ: Vũ Trọng Anh bị Viện kiểm sát nhân dân thị xã Playku truy tố về hai tội cướp giật về tài sản của công dân và trộm cắp tài sản của công dân. Trong đó hành vi cướp giật tài sản được thực hiện tại Nam Định, còn hành vi trộm cắp được thực hiện ở thị xã Playku. Căn cứ vào cáo trạng với hai tội danh nói trên, Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt Vũ Trọng Anh về mỗi tội ba tháng tù. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo. Khi xét xử phúc thẩm ngày 31/8/1996 Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên huỷ bỏ bản án sơ thẩm với lý do Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử không đúng thẩm quyền[15].

Bình luận vụ án trên, có ý kiến cho rằng Toà án nhân dân tỉnh Gia Lai đã xác định thẩm quyền sai vì vụ án đã kết thúc điều tra tại thị xã Plâyku nên Toà án thị xã Plâyku có quyền xét xử cả hai vụ việc. Ý kiến này, hiện nay được các Toà án địa phương đồng tình. Nhiều vụ án lớn, hành vi phạm tội của các bị can diễn ra ở các tỉnh thành phố khác nhau như vụ án Năm Cam cùng đồng bọn đã được Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử trong tháng 3,4/2003 trong đó hành vi phạm tội được diễn ra trên một diện rộng từ thành

phố Hà nội, Bình Dương, Hải phòng, An Giang... Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thuật lập pháp khoản 1 Điều 146 có thể thấy rằng khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ yếu tố “nơi tội phạm thực hiện” là căn cứ chính. Có nghĩa là trong trường hợp trên nếu áp dụng đúng khoản 1 Điều 146, Toà án nhân dân thị xã Plâyku không có thẩm quyền xét xử hành vi cướp giật tài sản, hành vi thuộc thẩm quỳên xét xử của Toà án thành phố Nam Định. Việc xác định nơi kết thúc điều tra chỉ được áp dụng khi không xác định được nơi tội phạm đã xảy ra. Hướng dẫn của Toà án nhân tối cao đối với vụ án nhiều bị cáo, hành vi phạm tội được thực hiện ở nhiều nơi đươc nêu ở phần xác định thẩm quyền theo lãnh thổ là không đúng theo quy định của khoản 1 Điều 146.

Để khắc phục thiếu sót trên, Bộ luật 2003 đã quy định cụ thể trường hợp tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Toà án có thẩm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc điều tra. Điều này đã giúp cho các Toà án thuận lợi và dễ dàng hơn khi các định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ.

* Xác định thẩm quyền theo đối tượng

Thẩm quyền xét xử theo đối tượng là việc xác định thẩm quyền xét xử qua các đặc điểm của đối tượng phạm tội. Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức toà án quân sự (1993) và các quy định khác của pháp luật, Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ, công dân được trưng tập phục vụ trong quân đội do các đơn vị quân đội quản lý trực tiếp. Trong đó dân quân tự vệ chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khi họ phối thuộc chiến đấu với quân đội.

Như vậy, trong các đối tượng trên chỉ có hai loại đối tượng là đối tượng chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử (quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị) còn các đối tượng khác Toà án quân sự chỉ xét xử nếu họ phạm tội trong trường

hợp đất nước ở tình trạng chiến tranh, có xung đột vũ trang mà họ được huy động hoặc phối hợp hoạt động với quân đội.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức quân sự, thường dân cũng bị Toà án quân sự xét xử khi có liên quan đến bí mật quân sự, có hành vi gây thiệt hại cho quân đội. Trong đó hành vi gây thiệt hại cho quân đội được hiểu là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ hoặc tài sản của những người này do quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự, gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của quân đội (điểm b mục I của Thông tư 01/TTLN ngày 1/2/1994 của toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ quốc phòng)

Trường hợp phát hiện người không còn phục vụ trong quân đội thực hiện tội phạm trong thời gian còn tại ngũ thì thẩm quyền xét xử thuộc Toà án quân sự nhưng Toà án quân sự không được phép xét xử các bị cáo về những tội mà họ thực hiện trước khi họ vào quân đội.

Trường hợp vụ án có người phạm tội hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền

Một phần của tài liệu Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)