Xuất về chính sách Marketing

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam (Trang 39)

Để triển khai chiến lược kinh doanh có hiệu quả công ty cần sử dụng các nỗ lực Marketing bằng việc triển khai các chính sách về sản phẩm,chính sách giá,chính sách phân phối,chính sách xúc tiến sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

*Đối với chính sách sản phẩm: công ty vẫn là nhà phân phối chủ yếu của các

nước như Mỹ, Singapore, Nhật Bản… với chất lượng được khẳng định từ nhà cung ứng được khách hàng tin tưởng sử dụng các máy móc thiết bị nông nghiệp ngày càng hiện đại được ra đời. Nguồn hàng nhập được đảm bảo về nguồn cung từ phía nhà cung ứng đây là một lợi thế về sản phẩm đối với công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay mặt hàng sản phẩm của công ty rất đa dạng vì vậy cần tạo lập chính sách sản phẩm hữu hiệu nhất nhằm quản lý danh mục nhãn hiệu sản phẩm để từ đó triển khai công tác

xây dựng thương hiệu sản phẩm cho công ty. Để hoàn thiện chính sách sản phẩm Yamaguchi cần xem xét một số quyết định có liên quan như: danh mục mặt hàng, quyết định về sản phẩm, quyết định sản hiệu, quyết định bao bì và cách dán nhãn hiệu. Cần tập trung vào sản phẩm máy móc thiết bị nông nghiệp bới chính nhãn hiệu này đem lại nguồn lợi nhuận chủ đạo cho doanh nghiêp. Có thể thấy công ty đang xây dựng thương hiệu về một sản phẩm uy tín với chất lượng công nghệ vượt trội. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, công ty phải làm được những việc sau:

+Thứ nhất: Có thể gửi các phiếu thăm dò khách hàng đến các đại lý, các doanh

nghiệp mà công cung cấp sản phẩm để có được nhận xét, góp ý của khách hàng về những ưu, nhược điểm đối với sản phẩm của công ty.

+Thứ hai: Phải có sự phân cấp quản lý chất lượng rõ ràng, các chức năng quản lý

không chông chéo lên nhau để khắc phục tình trạng kiểm tra không nghiêm túc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến khuyết điểm không thuộc về ai, tạo nên sự vô trách nhiệm trong kinh doanh, trong quản lý gây ra ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

+Thứ ba: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên phòng kinh doanh cần phối hợp chặt

chẽ trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng. Khi nhận hàng nhân viên kỹ thuật cần kiểm tra số lượng cũng như chất lượng hàng hóa có đúng như trong hợp đồng hay không.

+Thứ tư: Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên không những có chuyên môn

nghiệp vụ cao mà còn cần phải có ý thức trách nhiệm trong công việc.

Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm cần được tiến hành ở toàn bộ các khâu, các công đoạn của quá trình kinh doanh, bắt đầu từ khâu nhập hàng cho đến khi giao hàng hàng cho khách. Chất lượng sản phẩm được bảo đảm đồng nghĩa với việc uy tín của công ty trên thị trường được nâng cao, nhờ đó công ty Yamaguchi có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

*Đối với chính sách giá: Với mức giá hiện tại của công ty còn chưa mang tính

cạnh tranh so với các đối thủ khác vì nó thường ngang bằng hoặc cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Nhằm thu hút được khách hàng để có thể thâm nhập sâu trên thị trường miền Bắc công ty nên đưa ra mức giá phù hợp hơn để cạnh tranh với một số đối thủ

khác. Muốn làm được điều đó thì công ty cần quan tâm đến vẫn đề ấn định giá ban đầu cho sản phẩm sao cho sản phẩm gây được sự chú ý của khách hàng. Công ty có thể đưa ra mức giá 3-5% tỷ lệ chiết khấu cho các nhà phân phối, các đại lý theo giá trị các đơn hàng hay các chương trình khuyến mại. Như vậy công ty vừa đảm bảo được doanh số, lợi nhuận cho công mà vẫn có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đối với các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng công ty có thể áp dụng mức chiết giá khi thanh toán ngay bằng tiền mặt với mức 2% giá bán. Khi thực hiện chiết giá công ty nên dựa vào chính sách chiết giá của nhà cung ứng để đưa ra mức giá phù hợp.

*Đối với chính sách xúc tiến: Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt

như hiện nay, để tồn tại và đứng vững, doanh nghiệp cần giữ được chân khách hàng cũ đồng thời lôi kéo thêm khách hàng mới thì việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại là hết sức cần thiết. Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp ngày càng rầm rộ và phong phú. Hoạt động xúc tiến sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng các mối quan hệ thương mại, thu thập tốt hơn các thông tin về khách hàng. Mặt khác, xúc tiến lại là kênh đưa thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp đến với khách hàng, vì vậy nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ và hành động của khách hàng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải căn cứ vào tiềm lực của mình để lựa chọn hình thức xúc tiến thương mại phù hợp:

+Quảng cáo: Do đặc điểm của công ty là sản phẩm máy nông nghiệp nên trong thời gian vừa qua công ty chủ yếu thực hiện hoạt động quảng cáo bằng pano, áp phích, trưng bày sản phẩm ở cửa hàng, quảng cáo qua website… Wesbite được phối màu sinh động với các module và bố cục một cách rõ ràng, hợp lý. Trang web của công ty đã có đầy đủ, chi tiết các hướng dẫn cho khách hàng về sản phẩm phần mềm của công ty: lợi ích, hướng dẫn sử dụng, …

+ Marketing trực tiếp: Để tăng được hiệu quả công ty nên tằng cường hoạt động

marketing trực tiếp như: gửi thư, cataloge, marketinh qua điện thoại… Loại hình này có đặc điểm là kết hợp cả ba yếu tố: quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp để có thể bán hàng trực tiếp không cần qua trung gian. Phương pháp này có thể mang đến các ưu điểm như: tiết kiệm chi phí, có thể lực chọn được thông tin phù hợp

đến từng đối tượng khách hàng đến nâng cao hiệu quản marketing và phạm vi tiếp cận khách hàng rộng hơn.

+ Bán hàng cá nhân: bán hàng cá nhân của công ty chưa cao, nó có thề là do lực

lượng bán là các nhân viên sale, chưa được đào tạo nghiệp vụ bán hàng. Những người quản lý bán hàng quản lý tại phòng kinh doanh và điều phối xúc tiến các hoạt động bán hàng và đào tạo sử dụng thông qua các văn phòng. Cuối tháng họ sẽ tập hợp hiệu quả hoạt động so với chỉ tiêu đầu ra, đồng thời thực hiện điều chỉnh ngay để kịp khắc phục.

+Quan hệ công chúng (PR): công ty thực hiện thông qua các buổi hội thảo, giới

thiệu sản phẩm, hỗ trợ khách hàng tạo ra những sản phẩm với giá riêng sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của từng ngành, từng đơn vị, từng công ty, hướng tới người dùng thông qua đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng...

+ Chào hàng trực tiếp : Công ty cần thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng trên thị trường mục tiêu như về số lượng, chất lượng, giá cả cũng như phương thức phân phối mà họ mong muốn. Thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng trung thành, khách hàng đã tiêu thụ sản phẩm của công ty và các thông tin về khách hàng tiềm năng. Có thể thu thập thông tin bằng cách tổ chức điều tra qua các mẫu phiếu điều tra khách hàng để có các ý kiến, phản ứng của khách hàng về sản phẩm, giá, chính sách xúc tiến cũng như phương thức bán hàng… Có thể tổ chức hội nghị bán hàng mời các khách hàng lớn tham gia đại diện cho các đai lý, cửa hàng, tổ chức cá nhân. Thiết kế website chính thức của công ty một các khoa học, có đội ngũ chuyên trách quản lý kênh thông tin chính thức của công ty này để có thể thu thập được các thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời để đưa ra được các giải pháp tối ưu nhất

*Hệ thống kênh phân phối: Chính sách phân phối chiếm một vị trí quan trọng

trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty thực hiện phân phối tại trụ sở công tyVăn phòng tại giao dịch tại Tầng 7, tòa nhà Sacombank, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Để mở rộng thị trường công ty có thể mở thêm 1 điểm phân phối cho khu vực phía Bắc và 1 điểm phân phối cho khu vực phía Nam giúp khách hàng tiếp cận với sản

phẩm của công ty dễ dàng hơn, khả năng đáp ứng nhu cầu tốt hơn bởi vì theo nhưu phân tích ở trên thị trường phía Nam rất tiềm năng để phát triển các sản phẩm máy móc nông nghiệp mà Yamaguchi đang phân phối. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến các công tác tổ chức, quản lý mạng lưới kênh phân phối để đảm bảo phân phối sản phẩm đến khách hàng một cách chuyên nghiệp, thống nhất và đồng bộ. Ngoài ra cần đảm bảo thực hiện đúng các cam kết được đưa ra trong các hợp đồng ký kết với khách hàng, các nhà mạng, các đại lý…Thiết lập thêm các văn phòng đại diện, trung tâm phân phối bảo hành trên các khu vực thị trường hiện tại cũng như thị trường mới nhằm nâng cao mức độ sẵn sàng của sản phẩm trên thị trường và tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Cần chú ý đến các tiêu chuẩn lựa chọn kênh phân phối cần được đồng bộ hóa, nghiên cứu kỹ trước khi đi vào triển khai thực tế. Ngoài ra, công ty cũng nên có những chính sách để hoàn thiện kênh phân phối trực tiếp của mình như:

- Đẩy nhanh việc xử lý đơn hàng để rút ngắn thời gian sản xuất và cung ứng. - Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng online trong thời gian ngắn nhất cung ứng khách hàng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất, đồng thời cung ứng cho khách hàng một cách thường xuyên, liên tục không xảy ra hiện tượng khách hàng không hài lòng và khó khăn khi sử dụng sản phẩm.

- Công ty cần có những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ dòng thanh toán trong kênh nhằm nâng cao khả năng xoay vòng của vốn và hạn chế rủi ro về tài chính cho công ty như: sử dụng chiết khấu thanh toán...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Yamaguchi Việt Nam (Trang 39)

w