0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, hướng tới mục tiêu

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 61 -61 )

tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Đối với NHNN, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng,

NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, tăng cường công tác thanh tra giám sát các TCTD, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực dự báo, phân tích và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Cụ thể:

Thứ nhất, NHNN cần điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và ổn định, tránh sử dụng các biện pháp mang tính hành chính cao. Các công cụ mang tính hành chính như hạn mức tín dụng, trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay cần sớm được loại bỏ, mặc dù các biện pháp này là tốt nhất ở thời điểm hiện tại, song dần dần nên được thay thế bằng các công cụ mềm dẻo hơn, hướng tới sự bền vững dài hạn của thị trường. Ngoài ra, chính sách tiền tệ nên được điều chỉnh từ từ qua các năm, tránh việc gây ra các cú sốc chính sách với các chủ thể liên quan.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra giám sát các TCTD, đặc biệt là công tác thanh tra tại chỗ. Trong đó cần tập trung thanh tra việc thực hiện các quy định

về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, việc thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ vay vốn, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu của các TCTD.

Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Hành lang pháp lý là công cụ quan trọng nhất để NHNN có thể thực hiện được những chính sách của mình một cách hiệu quả, tạo cơ chế cho việc xử lý sai phạm, khuyến khích các chủ thể liên quan hoạt động hiệu quả đồng thời đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Thứ tư, nâng cao năng lực dự báo, phân tích và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Công tác phân tích, dự báo đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra một tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đồng thời kiểm soát được lạm phát. NHNN cần đánh giá năng lực của các ngân hàng một cách chính xác nhất, trên cơ sở đó tính toán và đưa ra các hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng của từng ngân hàng, tránh tình trạng chuyển chỉ tiêu tín dụng giữa các ngân hàng với nhau.

Đối với Chính phủ, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng, Chính phủ cần thực hiện minh bạch hóa thông tin, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích tín dụng vào các lĩnh vực có lợi thế. Cụ thể:

Thứ nhất, minh bạch hóa thông tin. Ở Việt Nam, số lượng thông tin kinh tế, tài chính được thu thập và cung cấp cho công chúng không đầy đủ, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của những chủ thể tham gia trong nền kinh tế, từ các nhà hoạch định chính sách, những người nghiên cứu đến các doanh nghiệp. Ngay cả số liệu thống kê cơ bản như cơ cấu chi tiêu ngân sách, dự trữ ngoại hối và các bảng cân đối của doanh nghiệp nhà nước hoặc không được thu thập hoặc không được công bố hoặc chỉ được công bố với độ trễ thời gian đáng kể. Trong khi đó, người tham gia thị trường như các nhà đầu tư vốn cổ phần, nhà xuất nhập khẩu,

người kinh doanh ngoại hối, chủ sở hữu trái phiếu, các doanh nghiệp... đều cần thông tin cập nhật gần như hàng ngày để hoạt động trong nền kinh tế.

Minh bạch hóa thông tin sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn chính xác hơn về tình hình kinh tế để có những quyết định điều chỉnh phù hợp, các ngân hàng loại trừ được rủi ro do thông tin bất cân xứng và có những quyết định cấp tín dụng chính xác hơn, chủ doanh nghiệp có được thông tin thị trường cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ một cách hiệu quả nhất.

Thứ hai, khuyến khích phát triển ở các lĩnh vực lợi thế: đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực hoạt động, trên cơ sở đó, khuyến khích, hỗ trợ về cung ứng vốn tín dụng đối với doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có tiềm năng, đóng vai trò quan trọng trong GDP như nông nghiệp, công nghiệp,...

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là mục tiêu thường xuyên và hàng đầu của mỗi quốc gia. Để đạt được mục tiêu đó, vốn là điều kiện cần cho sự phát triển của nền kinh tế. Tại các nước phát triển, sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trên cả hai góc độ tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển, trong điều kiện thị trường chứng khoán còn yếu kém, chưa thực sự phát huy được vai trò trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế thì tín dụng ngân hàng trở thành kênh dẫn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, sự tăng trưởng của kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào vốn. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế, vì vậy, tín dụng ngân hàng trở thành kênh dẫn vốn chủ yếu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy, tín dụng ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng kinh tế hiện nay đã có dấu hiệu giảm sút, đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với Chính phủ và NHNN trong việc điều chỉnh tín dụng ngân hàng hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra hai khuyến nghị đối với Chính phủ và NHNN về việc khơi thống nguồn vốn tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Các khuyến nghị này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay dựa trên mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Qua bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã có cơ hội tìm hiểu các lý thuyết cũng như thực trạng tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng ngân hàng Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra một vài khuyến nghị tham khảo. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài nghiên cứu, các khuyến nghị đề xuất của chúng tôi đều mang định hướng chung. Để có thể áp dụng thực sự hiệu quả, cần thiết đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hóa trong những chuyên đề kế tiếp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS, TS Phan Huy Đường (2009) Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Lao động -Xã hội

TS. Nguyễn Đức Thành et al. (2012), “ Báo cáo kinh thường niên kinh tế Việt Nam 2012”

GS.TS Nguyễn Quang Thái (2013), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013”

Nguyễn Sơn, (2012), “Kinh tế 2010 – 2011 Việt Nam và thế giới”

Võ Trí Thành và Lê Xuân Sang (2011), “Tái cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam: vấn đề và những định hướng giải pháp cơ bản”

Ths Lê Văn Hinh (2011), “Thị trường chứng khoán Việt Nam – một số đóng góp và tác động.”

Nguyễn Thị Hằng, (2011), “Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010: Các bằng chứng và thảo luận”

PGS. TS. Tô Ngọc Hưng và ThS. Nguyễn Đức Trung (2012), “Hoạt động ngân hàng Việt Nam - Nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012.” John Maynard Keynes (12/1994), “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền

tệ”; NXB Giáo dục - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

Robert Zielinski, Phạm Thùy Dương (2012), “Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam”, Viet Capital Securities

Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (2009), NXB Thống kê Hà nội “Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam”, NHNN Việt Nam

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!

ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwN_DxdL A08LL2-fEMMALwtLI_2CbEdFAP7mbV0!/

“Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013”, Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Vietnam Economic Statistic, (2013), “Vietnam Economic Indicators for the year 2012”

McKinsey Global Institute: Sustaining Vietnam’s growth: The productivity challenge, February 2012

Tamim Bayoumi, Ola Melander (2008), “Credit Matters: Empirical Evidence on U.S. Macro-Financial Linkages”, IMF

Raveesh Krishnankutty (2011), “Role of banks credit in economic growth: a study with special reference to north east India”

Krittika Banerjee, (2011), “Credit and Growth Cycles in India: An Empirical Assessment of the Lead and Lag Behaviour”

Marco Breu, Richard Dobbs, Jaana Remes, David Skilling, Jinwook Kim (2012) "Sustaining Vietnam’s growth:The productivity challenge”, McKinsey Global Institute

Website

- http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nước Việt Nam - http://www.gso.gov.vn: Tổng cục thống kê

- http://vneconomy.vn/ - http://www.ecna.gov.vn

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 61 -61 )

×