0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

Mặc dù sở hữu một thành tích tăng trưởng ấn tượng trong hai thập kỉ qua và được ví như “con hổ” tiếp theo của châu Á, song tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn được cho là không bền vững khi tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, điều này được thấy rõ trong thập niên vừa qua tức giai đoạn 2001 – 2010 khi mà tổng số vốn đầu tư đã lên tới 4336.6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41.6% GDP trong khi giai đoạn 1991 – 2000, con số này chỉ là 802.4 nghìn tỷ tương đương 36.5% GDP.

Cụ thể, trong ba yếu tố vốn, lao động và năng suất, vốn đóng góp tới 53% tăng trưởng so với khoảng 22% từ lao động và 25% từ tăng năng suất (giai đoạn 2000 – 2005).

Hình 2.6: Đóng góp của vốn, lao động và TFP tới tăng trưởng kinh tế

Nguồn: CEIC, Goldman Sachs Economics Research

Theo số liệu của TCTK, vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng nhanh qua các năm, điển hình như năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877.9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2.2 lần so với năm 2006 (398.9 nghìn tỷ đồng).

Hình 2.7: Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006 – 2011

Nguồn: TCTK.

Mặc dù vốn đầu tư tăng cao song hiệu quả sử dụng vốn lại giảm đi qua các năm dẫn đến việc để tạo ra tăng trưởng thì cần phải sử dụng một lượng vốn càng nhiều hơn nữa. Hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng qua các thời kì cho thấy hiệu quả ngày càng kém trong việc sử dụng vốn tại Việt Nam. Việc phụ thuộc vào vốn cũng khiến cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không bền vững và dễ bị tổn thương nếu như nguồn vốn đột ngột giảm sút.

Hình 2.8: Hệ số ICOR của Việt Nam qua các thời kì

Việc duy trì mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào yếu tố vốn và hiệu quả sử dụng vốn thấp kéo dài nhiều năm đã làm cho nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng rất hạn chế. Thực trạng này có thể nhận thấy ở nhiều góc độ khác nhau, thể hiện tập trung ở tình trạng thiếu vững chắc trong các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối ngân sách Nhà nước, cân đối cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai và tình trạng nợ công tăng nhanh.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 32 -32 )

×