0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tổng quan về hệ thống tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

Công cuộc Đổi Mới (1986) đã thay đổi đáng kể diện mạo đất nước Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới nói chung và HTTC toàn cầu nói riêng. Các thể chế, định chế và cấu thành thị trường tài chính cũng từng bước được hình thành, cải cách theo nguyên tắc thị trường và hội nhập. Các bộ phận cấu thành cơ bản của TTTC được hình thành: Thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu cùng các loại công cụ tài chính hay giấy tờ có giá, đã dần trở nên quen thuộc với công chúng. Nhiều định chế

trung gian mới như công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm nhân thọ, quỹ đầu tư,... được thành lập, HTTC và TTTC bước đầu tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình.

Cho đến nay, có thể nói, TTTC Việt Nam đã phát triển khá sâu rộng và có sự hội nhập quốc tế. Số lượng các định chế tài chính đã tăng lên tới con số hàng ngàn và tổng tài sản có gấp nhiều lần GDP Việt Nam.

Hình 2.9: Độ sâu tài chính của Việt Nam

Nguồn: WB

Về phát triển theo chiều sâu của TTTC (độ sâu tài chính): các chỉ số cho thấy, TTTC đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Điều này có thể thấy qua chỉ số độ sâu tài chính (M2/GDP, tín dụng so với GDP...). Sự phát triển của hệ thống tài chính đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là với vai trò tập trung và phân phối nguồn vốn, hệ thống tài chính đã đáp ứng nhu cầu vốn lớn cho đầu tư, sản xuất và tiêu dùng, nhất là khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, cần lượng lớn tư bản để tiến hành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×