Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 28)

Xuất phát điểm từ một nền kinh tế lạc hậu, kể từ sau công cuộc “Đổi Mới” năm 1986, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam đang thay da đổi thịt từng ngày, nền kinh tế với trên 86 triệu dân đang không ngừng trỗi dậy, trở thành một điểm sáng của nền kinh tế châu Á. Trong những năm qua, Việt Nam luôn đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, xuyên suốt giai đoạn 1986 – 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam đạt 5.3%, cao hơn bất cứ quốc gia nào của châu Á trừ Trung Quốc.

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP hàng năm của một số nước Châu Á từ 1986 – 2000. Nguồn: IMF

Giai đoạn 2001 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân củaViệt Nam là 7.26%, trong đó giai đoạn 2001 – 2005 là 7.51%, và giai đoạn 2006 – 2010 là 7.01%. Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 1160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2001 – 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn đáng nhớ với kinh tế Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở đầu cho quá trình hội nhập sâu và rộng hơn của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Hai năm 2006 – 2007 cũng được đánh giá là thời kì đỉnh cao của kinh tế Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8.23% và 8.46%; cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái, kinh tế Việt nam trải qua một giai đoạn khó khăn, tăng trưởng kinh tế giảm còn 6.31% năm 2008 và tiếp tục xuống 5.32% năm 2009. Tuy nhiên tính cả giai đoạn 2006 – 2010

tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn đạt trên 7% – một con số cao và đáng mơ ước trong khi nhiều nước không có tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm.

Sang năm 2011, 2012, mặc dù kinh tế thế giới rơi vào suy thoái cùng với đó là sự bùng phát của khủng hoảng nợ công, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 5%, đạt 5.89% năm 2011 và 5.03% năm 2012.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì liên tục qua nhiều năm song tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn chưa thực sự bền vững, biểu hiện ở tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007 – 2012 có sự gia tăng nhanh chóng và thường đạt trên hai con số.

Hình 2.3: GDP và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Những số liệu thực tế cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao trong khu vực và trên thế giới trong nhiều năm.

Hình 2.4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số quốc gia khác

Nguồn: Nguyễn Thị Hằng và các cộng sự – “Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010: các bằng chứng và thảo luận”.

Bắt đầu từ năm 2004, Việt Nam đã và đang trải qua giai đoạn lam phát cao hơn và dao động mạnh hơn các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc. Điều này cho thấy, tăng trưởng ở Việt Nam là không bền vững so với các quốc gia khác.

Lạm phát cao khiến cho thu nhập bình quân đầu người thực thấp hơn so với thu nhập bình quân danh nghĩa, vì vậy dù tạo ra tăng trưởng liên tục, mức sống chung của dân cư chưa được cải thiện nhiều.

Hình 2.5: GDP bình quân đầu người/năm của Việt Nam giai đoạn 1980 – 2010.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w