Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 75)

- Giải pháp công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí kéo dài liên tục bằng bùn hoạt tính” Nước thải được thu về trạm bơm tăng áp bơm qua máy tách rác về bể

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

4.2.3. Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư

- Giải pháp huy động vốn đầu tư:

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao...

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng

cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển.

Đề xuất Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện, cơ sở đào tạo... trên địa bàn tỉnh.Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo,...

Vốn doanh nghiệp nhà nước và tín dụng nhà nước: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tăng cường bố trí vốn tín dụng nhà nước cho các dự án sản xuất ưu tiên.

Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư:

Đây là nguồn vốn đầu tư dựa trên khả năng xúc tiến kêu gọi đầu tư và cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chủ yếu lệ thuộc vào xu hướng, tiềm lực các nhà đầu tư hướng tới một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của địa phương. Để tăng cường khả năng thu hút nguồn vốn này cần phải thực thi một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Ban hành và thực thi nhất quán chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư.Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, như chuẩn bị địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư...

- Khẩn trương đầu tư CSHT thiết yếu khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống theo quy hoạch được duyệt. Tăng cường đầu tư CSHT các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để đón các dự án vì nguồn nhân lực phải trải qua thời gian dài, ít nhất là một chu kỳ đào tạo.

- Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thông tin: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh tế theo quy hoạch đã đề ra.

nguồn thu lớn và các sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu.

- Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt liên quan đến các nhân tố đầu vào và sản phẩm đầu ra.

- Có chương trình và phát động phong trào khuyến khích, cổ vũ, động viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh.

- Chuyển hệ thống các đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp.Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa, thể thao khoa học công nghệ...

- Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất. Kiên quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để không hoặc sử dụng không hiệu quả giao cho các nhà đầu tư khác thuê.

- Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào Việt Nam.

- Các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư:

- Tăng cường quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu của đầu tư xây dựng, gắn công tác thanh tra, kiểm tra với đánh giá giám sát đầu tư. Đầu tư phải trọng tâm, trọng điểm, theo đúng quy hoạch, thứ tự ưu tiên.

- Nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư, quản lý nghiêm ngặt quy trình đầu tư, chống lãng phí, thất thoát, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn.

- Tăng cường giám sát của cộng đồng theo quy chế của Chính phủ về giám sát cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w