Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 72)

- Giải pháp công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí kéo dài liên tục bằng bùn hoạt tính” Nước thải được thu về trạm bơm tăng áp bơm qua máy tách rác về bể

4.2.1.Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

4.2.1.Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN

Về nguyên tắc xây dựng quy hoạch, quy hoạch KCN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với quy hoạch ngành và quy hoạch vùng. Chú trọng đến việc bố trí các ngành công nghiệp, các nhóm sản phẩm chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế địa gắn với công tác bảo vệ môi trường. Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển KCN phải vừa bao hàm được những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực canh tranh trên cả 3 cấp độ - địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm.

Về phương pháp luận xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Xem xét toàn diện sự phù hợp của KCN đối với hệ thống các quy hoạch ngành, quy hoạch và định hướng phát triển KT-XH của địa phương và trên cả nước.

- Đánh giá xu hướng thu hút đầu tư trên thế giới, trình độ phát triển công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ phát triển của tỉnh, từ đó dự báo nhu cầu và khả năng thu hút vốn đầu tư của tỉnh một cách chính xác.

- Khảo sát thực tế, đánh giá vị trí, điều kiện thuận lợi của địa điểm khu vực dự kiến quy hoạch KCN

- Thường xuyên tiến hành rà soát quy hoạch, nắm bắt những yêu cầu mới, chuyển biến mới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và KCN nói riêng để tổng hợp, điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN.

Về nội dung quy hoạch cần dự kiến thứ tự ưu tiên thành lập mới và mở rộng các KCN phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, đồng thời xây dựng tiêu chí thành lập KCN cụ thể, rõ ràng để làm cơ sở xem xét thành lập KCN. Tiêu chí thành lập KCN cần được xây dựng trên 2 cấp độ: các tiêu chí ban đầu khi xem xét thành lập KCN và những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí ban đầu cần bảo đảm phù hợp với các giai đoạn phát triển của tỉnh, cố gắng thống nhất với các địa phương khác nhằm tạo cơ sở để xem xét mức độ đáp ứng các tiêu chí để xin chủ trương thành lập KCN; tiêu chí này cần được xây dựng theo hướng muốn xây dựng hoặc mở rộng KCN thì nhất thiết các KCN đã được thành lập phải đạt kết quả tốt. Các tiêu chí thành lập KCN cụ thể xây dựng trên cơ sở xem xét toàn diện các điều kiện thực tế địa bàn tỉnh, cần cân nhắc toàn bộ các yếu tố môi trường, dân cư, lao động, đất đai, giao thông, tình hình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư… Nghiên cứu, xây dựng mô hình KCN theo hướng chuyển từ KCN đa ngành đa lĩnh vực sang KCN chuyên ngành, chuyên môn hóa cao. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các KCN đã thành lập trước đâytheo hướng phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao, tiết kiệm năng lượng, kết hợp sản xuất với nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao.

Quy hoạch chung và Quy hoạch định hướng phải đi trước một bước, theo đó thể hiện rõ ý tưởng phát triển các KCN Bắc Ninh trong tương lai. Ngay từ đầu, trong Quy hoạch chung và Quy hoạch định hướng của tỉnh đã phải có những cơ sở nhất định để điều chỉnh sự phát triển các KCN đi đúng hướng. Điều đó giúp cho việc quy hoạch KCN trở nên dễ dàng hơn và hỗ trợ việc theo sát và điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch so với định hướng trong suốt quá trình phát triển các KCN.

hướng tạo lập ngành mũi nhọn và kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển.Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những lợi thế so sánh của riêng mình, do vậy cần để ý đến việc tạo lập và phát triển các ngành mũi nhọn của riêng tỉnh. Ngoài ra, kích thích công nghiệp phụ trợ phát triển là vấn đề Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng cần quan tâm hơn. Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập. Căn cứ tình hình triển khai thực tế các KCN đã được thành lập, chủ động đề xuất phương án xử lý đối với các KCN:

- Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng CSHTKT theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện CSHT, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.

- Đối với các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc. Nếu KCN không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút Giấy phép đầu tư, Quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

Công tác xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng đồng bộ trong và ngoài hàng rào KCN, phát huy lợi thế riêng biệt từng KCN, tạo mở sự liên kết về không gian kinh tế các tiểu vùng trong Tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 72)