Tình hình phát triển kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 29)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN

3.1.3.Tình hình phát triển kinh tế-xã hộ

3.1.3.1. Kinh tế

Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh luôn giữ ở mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.

Bắc Ninh hiện nay luôn là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial Competitiveness Index).

Công nghiệp:

Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm.

Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)…

Nông nghiệp:

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội.

Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh… Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển. Năm 2009, toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động đạt hiệu quả tốt đồng thời có 568 HTX, 2 liên hiệp HTX, 628 tổ HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Việc chuyển giáo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng

bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

Văn hóa – Du lịch:

Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phương mang tính đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với làn điệu dân ca Quan họ và hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà tiêu biểu là các đình, chùa.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong số những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, được tạo nên từ những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Người dân Kinh Bắc có 49 làng chơi quan họ, một lối chơi văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.

Di tích lịch sử văn hóa: Toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, tính đến 31/12/2010, có 428 điểm di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng (gồm 191 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích được công nhận di tích cấp địa phương), tập trung nhiều tại thị xã Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành, huyện Tiên Du.

Lễ hội truyền thống: Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, được duy trì tổ chức hàng năm như hội chùa Phật Tích, hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho, hội Đền Đô, hội chùa Dâu…

Làng nghề thủ công: Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau như: làng tranh dân gian Đông Hồ; làng gốm Phù Lãng; làng đúc đồng Đại Bái; làng rèn Đa Hội; làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan; sơn mài Đình Bảng; chạm khắc Đồng Kỵ; làng nghề tre trúc Xuân Lai… Nhiều nghề truyền thống hiện nay đã mai một do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội, một số nghề còn tồn tại nhưng quy mô nhỏ. Tuy nhiên nếu được giữ gìn, khôi phục sẽ góp phần phát triển kinh tế của cả làng, xã…

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu là: quê hương của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển.

3.1.3.2. Văn hóa - xã hội Dân cư – lao động:

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc ninh có 1.038.229 người . Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dần số nông thôn.

Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của đồng bằng Sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ còn 0,39% nguồn nhân lực mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.

Năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%). Cơ cấu lao động vẫn có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực; lao động trong ngành nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.

Y tế - Sức khoẻ:

Mạng lưới các bệnh viện, phòng khám đã khoa khu vực rải đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phường thị trấn có trạm y tế, Cơ sở vật chất và đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giường bệnh trong toàn tỉnh 2.340; số cán bộ

công tác ở ngành y là 3.249 người; trong đó tiến sỹ, thạc sỹ là 55 người, bác sỹ là 650 người. Năm 2010 đã thực hiện tiêm chủng cho 21.718 trẻ em trên toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 29)