Tổng quan tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 34)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN

3.2.1.Tổng quan tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

điểm hiện tại số lao động làm việc trong các KCN của Bắc Ninh là khoảng 97.000 lao động, tăng hơn 10.000 lao động so với cuối năm 2011. Theo dự báo, những năm tới nhu cầu về lao động của doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tỉnh còn rất lớn.

Theo đó, nguồn lao động trong các KCN của Bắc Ninh không chỉ thiếu lao động phổ thông mà còn thể hiện qua tỷ lệ lao động nữ quá đông, chiếm tới hơn 70% lực lượng lao động và tình trạng lao động địa phương dôi dư quá nhiều (chỉ 41% lao động địa phương làm việc trong các KCN) trong khi doanh nghiệp lại thiếu lao động.

Tuy nhiên, việc thiếu đi lực lượng lao động có chất lượng cao, lao động kỹ thuật có thể vận hành thiết bị tự động hay thiết bị công nghệ cao của Bắc Ninh mới là vấn đề đáng bàn. Mặc dù công tác đào tạo nghề, đào tạo nâng cao tay nghề đã được Bắc Ninh chú trọng thực hiện nhưng do chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề lại lạc hậu so với công nghệ sử dụng của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng có đào tạo mà như không. Và người lao động sau đào tạo vẫn được sử dụng như những lao động không qua đào tạo, thu nhập thấp, không có cơ hội thăng tiến…dẫn đến tình trạng không hấp dẫn được người lao động.

3.2. Thực trạng đầu tư phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Tổng quan tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnhBắc Ninh Bắc Ninh

Ngày 25- 8- 1998, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đầu tiên của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh là tham mưu với UBND tỉnh thành lập KCN Tiên Sơn, tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 19/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ vớii diện tích giai đoạn I là 134ha và được khởi công tháng 12/2000.

Tiếp theo, thành lập KCN Quế Võ, tại Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích giai đoạn I là 336ha, khởi công

ngày 27/4/2003. Sau đó, lần lượt các KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn; Yên Phong I; VSIP Bắc Ninh; Quế Võ II được thành lập.

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, Bắc Ninh có 10 KCN được thành lập với tổng diện tích 6.459ha (khu công nghiệp 5.475ha và khu đô thị 984ha), gồm: Tiên Sơn (410ha), Quế Võ 1 (756ha), Đại Đồng - Hoàn Sơn (572ha), Yên Phong 1 (351ha), Quế Võ 2 (270ha), VSIP Bắc Ninh (700ha), Nam Sơn - Hạp Lĩnh (1.000ha), Đại Kim (1.000ha), Thuận Thành (200ha), Yên Phong 2 (1.200ha). Trong đó: 04 KCN đã đi vào hoạt động (Tiên Sơn, Quế Võ I, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Yên Phong I với tỷ lệ lấp đầy bình quân 73,5%, vốn đầu tư thực hiện đạt trên 50%); 02 KCN mới khởi công xây dựng (VSIP Bắc Ninh, Quế Võ II); 03 KCN đang đền bù và chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng (Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Đại Kim, Yên Phong II); 01 KCN đang khảo sát, lập quy hoạch (Thuận Thành I). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ ngày 07/7/2008 phê duyệt bổ sung 06 KCN với diện tích 1.423,9ha nâng tổng số các KCN Bắc Ninh đến năm 2015 ÷ 2020 lên 16 KCN với diện tích 6.759ha đất công nghiệp. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 950ha đất đô thị đi liền với các KCN (VSIP Bắc Ninh 200ha; Yên Phong II 200ha; Nam Sơn - Hạp Lĩnh 200ha; Đại Kim 350ha). Các KCN dự kiến quy hoạch thành lập mới, mở rộng đến năm 2020 gồm: Gia Bình 200ha; Thuận Thành II 250ha; Thuận Thành III 300ha; Từ Sơn 300ha; Quế Võ III 200ha; Hanaka 74ha. Tỉnh chủ trương quy hoạch khoảng 500ha đất đô thị đi liền các KCN này. Đặc biệt, xây dựng mô hình KCN gắn liền với đô thị hiện đại đã góp phần điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện ở việc thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên kết (giao thông, điện, viễn thông, …); tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu vực trong tỉnh và kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động.

Tính đến hết tháng 10/2011, tỉnh Bắc Ninh có 15 Khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha (trong đó đất KCN chiếm 6.847 ha, đất đô thị 834 ha). Có 15 KCN đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng với diện tích 5.961 ha.

Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng vốn đầu tư 865 triệu USD, trong đó, có 9 KCN đang triển khai xây dựng và đi vào hoạt động với vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 516,37 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 184,51 triệu USD và cho thuê 1.217,67 ha đất công nghiệp.

Đối với công tác thu hút và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay đã có 522 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 245 dự án vốn đầu tư nước ngoài FDI; tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.772,26 triệu USD (2.579,05 triệu USD là dự án FDI); diện tích thuê đất 1.054,69ha; Suất đầu tư đạt 6,89 triệu USD/dự án và 3,41 triệu USD/ha.

Điều đáng quan tâm là đã có tổng số 209 doanh nghiệp đi vào hoạt động, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 75.597 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu đạt 3.457 triệu USD. Giá trị nhập khẩu: 2.837triệu USD và nộp ngân sách được 2.146 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 56.874 lao động, trong đó lao động địa phương là 25.678 người, chiếm 45,15%.

Riêng trong 9 tháng đầu năm 2011 đã có 50 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số doanh nghiệp đi vào hoạt động là 259 doanh nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt: 97.363 tỷ đồng, Giá trị xuất khẩu: 3.653 triệu USD, Giá trị nhập khẩu: 3.241triệu USD, Nộp ngân sách đạt: 1.800 tỷ đồng, Lao động: 72.210, trong đó lao động địa phương là 33.197, chiếm 46%).

Bảng 3.1: Diện tích và số KCN tại tỉnh Bắc Ninh tính đến cuối năm 2012

Số thứ tự Tên KCN Diện tích (ha)

1 KCN Tiên Sơn 410 2 KCN Quế Võ 1 640 3 KCN Quế Võ 2 270 4 KCN Quế Võ 3 521,7 5 KCN Yên Phong 1 651 6 KCN Yên Phong 2 1.200 7 Đại Kim 742

8 Đại Đồng – Hoàn Sơn 572

9 Hanaka 74

10 Nam Sơn – Hạp Lĩnh 1.000

11 Thuận Thành 2 250

12 Thuận Thành 3 1.000

13 Thuận Thành 1 Đang được quy hoạch

14 Gia Bình 300

15 Việt Nam – Singapore (VISIP) 700

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một khu Công nghệ thông tin với quy mô 50ha, bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại - dịch vụ - triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất nước ta, cùng với Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành 3 khu công nghệ cao trọng điểm của đất nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 34)