Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 25)

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.

Địa hình

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2km/km2 với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.

Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao

nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.

Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.

Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.

Khí hậu

Nhiệt độ - độ ẩm:

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.

Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.

Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh có khoảng 15 loại đất, trong đó đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg) chiếm diện tích chủ yếu (11.148,95 ha), chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn thứ hai (10.916,74 ha), chiếm 13,27% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc hệ thống sông Cầu thuộc các huyện Yên Phong, Quế Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng 2 vụ lúa.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2011 là 82.271,12 ha, được phân bố chủ yếu như sau:

Đất nông nghiệp chiếm 59,21% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa chiếm tỷ trọng 82,42% trong đất nông nghiệp.

Đất lâm nghiệp chiếm 0,76% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du ngoài ra còn rải rác ở huyện Quế Võ và Gia Bình.

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tập trung chiếm 6,09% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố ở các huyện Lương Tài, Quế Võ, Gia Bình và Thuận Thành.

Đất phi nông nghiệp chiếm 40,08% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua tăng nhanh gần 3.500 ha chủ yếu cho phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông và đô thị. Quỹ đất dành cho khu công nghiệp chiếm 3,36%, dành cho phát triển hạ tầng chiếm 14,58%, và dành cho đô thị chiếm 11,07% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Đất chưa sử dụng chiếm 0,7% diện tích tự nhiên, diện tích này rất nhỏ, phân bố manh mún, rải rác và chủ yếu là các bãi cát ven sông nên khả năng khai thác cho sản xuất nông nghiệp là hầu như không còn, một số khu vực thuận lợi có thể khai thác sử dụng cho các mục đích chuyên dùng như làm bãi khai thác cát, sản xuất vật

liệu xây dựng.

Địa chất – khoáng sản

Địa chất:

Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có tuổi từ Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình.

Khoáng sản:

Bắc Ninh là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu thiên về vật liệu xây dựng với các loại khoáng sản sau: đất sét, cát xây dựng và than bùn. Trong đó, đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm có trữ lượng lớn được phân bổ dọc theo sông Cầu, sông Đuống thuộc phạm vi các huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Yên Phong và Tiên Du; Đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu tại khu vực phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng cũng là nguồn tài nguyên chính có trữ lượng lớn của Bắc Ninh được phân bố hầu như khắp toàn tỉnh, dọc theo sông Cầu, sông Đuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 25)