Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 67)

- Giải pháp công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí kéo dài liên tục bằng bùn hoạt tính” Nước thải được thu về trạm bơm tăng áp bơm qua máy tách rác về bể

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

9 tháng đầu năm 2012 Lũy kế từ 17 đến hết tháng /

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

- Công tác quy hoạch KCN được chú trọng, tuy nhiên quy mô KCN chưa được lượng hoá cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, chức năng KCN chuyên ngành chưa rõ rệt, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp mũi nhọn.

- Lao động và cơ cấu lao động cơ bản được giải quyết, tuy nhiên, trình độ tay nghề, kỹ năng và ý thức làm việc của người lao động còn thấp. Nhiều doanh nghiệp phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo lại lao động.

- Một số doanh nghiệp được cấp phép nhưng không triển khai xây dựng, triển khai chậm tiến độ hoặc cầm chừng, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo, thống kê, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, báo cáo, phân tích và dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Các công ty đầu tư hạ tầng KCN chưa có khu lưu trữ chất thải tạm thời theo quy định, hệ thống xử lý nước thải tập trung xây dựng chậm so tiến độ đề ra. Vẫn còn doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Công tác bồi thường GPMB chậm, có nhiều KCN chưa triển khai được, điển hình là KCN Gia Bình; Yên Phong 2.

- Số doanh nghiệp đi vào hoạt động ngày càng nhiều, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn; Công tác ANTT ngày càng diễn biến phức tạp, phát sinh thêm các vụ việc cướp tài sản và cháy lớn tại các KCN.

3.3.2.2. Nguyên nhân

- Thủ tục để nhà đầu tư (doanh nghiệp) được thuê đất trong khu công nghiệp vẫn còn rườm rà, phức tạp như: về qui định Giấy chứng nhận đầu tư do Ban quản lý các KCN và CX Bắc Ninh cấp cho Nhà đầu tư (doanh nghiệp) và khu công nghiệp vừa và nhỏ cũng có giá trị pháp lý như; Giấy phép đầu tư cấp cho các Nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào KCN tập trung (đã được ủy quyền của các cấp có thẩm quyền cho Ban quản lý) nhưng thực tế có ngành chưa thừa nhận tính pháp lý Giấy chứng nhận đầu tư cho các Nhà đầu tư (doanh nghiệp) dẫn đến các Nhà đầu tư muốn được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp vừa

và nhỏ cần phải hai chữ ký của cấp Lãnh đạo tỉnh (hai phó chủ tịch UBND tỉnh cùng ký).

- Cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN & CX Bắc Ninh với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện và các Ban quản lý dự án cấp huyện chưa đồng bộ và chặt chẽ, còn có nơi, có khâu, có cán bộ công chức chưa quán triệt tinh thần khẩn trương, quyết liệt của tỉnh đối với các công trình trọng điểm nên để kéo dài thời gian trong chỉ đạo thực hiện các bước công việc của qui trình thực hiện dự án.

- Công tác đền bù, GPMB, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Những vướng mắc về giá đất và các quy định của pháp luật liên quan đến đền bù, GPMB đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đề bù, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào KCN. Công tác bảo vệ môi trường còn bất cập, ý thức của chủ đầu tư chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường. Vấn đề lao động việc làm, đời sống công nhân trong KCN còn nhiều khó khăn, thu nhập thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống…

- Quy hoạch tổng thể, thiếu nhất quán. Việc quy hoạch và phát triển các KCN chưa xác định trên cơ sở cân đối theo ngành, theo vùng. Đây là nguyên nhân chính của sự yếu kém trong việc phát triển hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển các KCN. - Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước... luôn phụ thuộc vào qui hoạch phát triển của tỉnh nên luôn chậm hơn so với tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KCN. Do vậy đây cũng là nguyên nhân làm hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa đồng bộ.

- Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao cho một số lĩnh vực, đặc biệt là các ngành công nghệ cao đang đang còn yếu các doanh nghiệp phải tự đào tạo lấy lao động của mình. Tuy vậy, do môi trường pháp lý của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, ý thức pháp luật của người dân chưa cao nên vẫn tồn tại nguy cơ đối với các doanh nghiệp là lao động tự bỏ việc, ký hợp đồng với công ty khác sau khi được công ty cũ đào tạo.

- Việc thực hiện cơ chế “Một cửa tại chỗ” tuy đã được Ban quản lý các KCN và CX Bắc Ninh và các Ban, ngành liên quan cố gắng thực hiện tốt và được đánh giá cao so với các địa phương khác nhưng thực sự chưa đồng bộ thống nhất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 67)