Phương hướng phát triển các phân ngành chủ yếu

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 70)

- Giải pháp công nghệ: Nhà máy sử dụng công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí kéo dài liên tục bằng bùn hoạt tính” Nước thải được thu về trạm bơm tăng áp bơm qua máy tách rác về bể

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

4.1.2. Phương hướng phát triển các phân ngành chủ yếu

- Ngành công nghiệp thiết bị điện, điện tử: Xây dựng ngành công nghiệp điện tử - tin học trở thành một ngành chủ lực của tỉnh. Đẩy mạnh lắp ráp và sản xuất các sản phẩm điện tử chuyên dùng; khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng linh kiện, sản xuất các sản phẩm phức tạp công nghệ cao như rô-bốt, máy tự động. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử như: khai khoáng, nhựa, sản xuất dây dẫn, vật liệu bán dẫn, sản xuất vi mạch....

- Ngành công nghiệp cơ khí: Phát triển theo định hướng đa dạng hoá các sản phẩm, phục vụ cho nhiều ngành kinh tế, xã hội khác nhau như ngành chế tạo thiết bị điện, điện tử, tin học, thông tin, bưu chính, hoá chất, y, dược, giáo dục,....

- Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Xây dựng các vùng, tiểu vùng chuyên canh sản xuất nông, lâm sản,hình thành các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, qui mô hiện đại cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

- Ngành công nghiệp hoá chất: Hình thành các khu chuyên sản xuất các sản phẩm hoá mỹ phẩm và hoá dược, dự kiến tại các huyện Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Thực hiện triệt để kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kết hợp đầu tư cải tạo, nâng cấp và đổi mới thiết bị, công nghệ để bảo vệ môi trường.

- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh

Đối với vật liệu nung, giai đoạn 2011-2020 vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu không ổn định nên cần có lộ trình để doanh nghiệp sản xuất vật liệu nung chuyển sang sản xuất vật liệu không nung.

Đối với khai thác cát thì tổ chức sắp xếp lại sản xuất các cơ sở khai thác trên cơ sở phân vùng khai thác hợp lý để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các công trình giao thông và thuỷ lợi trên các tuyến sông.

- Ngành công nghiệp dệt may - da giày: Không đầu tư thêm các dự án mới, chỉ tập trung duy trì và từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có.

- Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước: Phát triển lưới điện đồng bộ với nhu cầu phụ tải, ưu tiên các phụ tải dùng cho sản xuất công nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng. Khai thác có hiệu quả công suất các nhà máy, trạm cấp nước hiện có và đầu tư mở rộng, đầu tư mới cho những nơi chưa có.

- Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Duy trì hoạt động của các cơ sở khai thác cát sỏi phục vụ nhu cầu của địa phương và giải quyết vấn đề an sinh, xã hội.

Chi tiết kế hoạch về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020 sẽ được trình bày rõ hơn ở bảng phụ lục..

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w