Tổng quan DiffServ

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 53)

3. Cấu trúc các chương

4.1Tổng quan DiffServ

Đối với mạng IntServ các nguồn tài nguyên cần phải được giữ trước cho từng luồng. Với các mạng có số lượng dịch vụ và số lượng thiết bị lớn vấn đề này trở nên khó khả thi, vì các bộ định tuyến lõi cần phải xử lý rất nhiều luồng lưu lượng trong mạng. Hạn chế đó đã thúc đẩy sự phát triển một mô hình mới có tính khả thi cao hơn.

Từ khi IESG thiết lập tổ chức DiffServ Working Group [18] vào ngày 16 tháng 2 năm 1998, đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng khung cho các dịch vụ DiffServ. Tổ chức đã thống nhất và hoàn thành khung yêu cầu chung cho mô hình DiffServ là:

Tính linh hoạt: một mở rộng đa dạng dịch vụ đầu cuối (end-to-end) có thể

được thực hiện; các dịch vụ mạng độc lập với ứng dụng, và chúng có thể áp dụng trực tiếp với các ứng dụng hiện thời và với các dịch vụ mạng hiện thời.

Tính đơn giản: Toàn bộ hệ thống hoặc các thành phần của nó không phụ

thuộc vào tín hiệu nhận từ các luồng riêng lẻ, nó chỉ phụ thuộc vào lớp dịch vụ.

Chi phí hiệu quả: Thông tin về khách hàng hoặc các luồng riêng lẻ sẽ

không được sử dụng trong nút lõi. Chỉ có trạng thái của các dòng tập hợp là được sử dụng trong nút lõi.

Như vậy, mô hình DiffServ không xử lý theo từng luồng lưu lượng riêng biệt mà ghép chúng vào một số lượng hạn chế các lớp lưu lượng dịch vụ. Băng thông và các tài nguyên khác được chỉ định cho các lớp lưu lượng này. DiffServ chỉ cung cấp việc xử lý với các “chất lượng” khác nhau giữa các lớp lưu lượng, nó không cung cấp một mức QoS “tuyệt đối” nào. Để đảm bảo một mức QoS tuyệt

đối, cần đưa thêm mô-đun điều khiển chấp nhận luồng tại nút biên vùng DS để điều khiển số lượng các luồng lưu lượng vào mạng.

DiffServ mô tả tổng thể cách ứng xử đối với lớp lưu lượng ứng dụng trong mạng cung cấp dịch vụ, nó định nghĩa dịch vụ mà người dùng mong muốn nhận được từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ DiffServ được định nghĩa trong các mức thoả thuận dịch vụ SLA (Service-Level Agreement) của người sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ DiffServ. Các tham số mà người dùng hiểu rõ cho ứng dụng của họ trong SLA như: thoả thuận về điều khiển lưu lượng TCA (Traffic Conditioning Agreement), hồ sơ lưu lượng (các tham số của giỏ thẻ bài), các tham số hiệu năng (băng thông, độ trễ, mức tổn thất gói), cách thức xử lý gói tin không phù hợp với thoả thuận, luật đánh dấu và định dạng lưu lượng.

Hình 4.1: Mô hình các bước dịch vụ phân biệt DiffServ.

Hình 4.1 chỉ ra các bước cơ bản liên quan tới vấn đề cung cấp dịch vụ DiffServ. Các gói tin đến bộ định tuyến có thể đã được đánh dấu hoặc chưa được đánh dấu, bộ định tuyến xác định mã điều khiển dịch vụ DSCP (DiffServ Code Points) của gói tin và phân loại gói tin theo phương pháp phân loại kết hợp hành vi BA. Các gói tin được phân loại thành các lớp BA được chuyển tiếp theo hành vi theo chặng PHB (Per Hop Behavior) được định nghĩa trước trong các BA. Mỗi PHB được thể hiện bởi giá trị DSCP và xử lý giống nhau đối với các gói tin trong

Phân loại gói theo BA Lập lịch Cổng đầu ra . . . Bộ định tuyến IP Hàng đợi PHB Gói tin đến DSCP 3 DSCP 2 DSCP 1 Giao diện người dùng mạng SLA

cùng lớp BA. Các kỹ thuật chung QoS đã được trình bày ở chương trước bao gồm chính sách lưu lượng, định dạng lưu lượng, loại bỏ gói tin, hàng đợi tích cực, lập lịch gói được áp dụng tại bước này của mô hình dịch vụ khác biệt DiffServ.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 53)