Định dạng thông báo RSVP

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 45)

3. Cấu trúc các chương

3.3.4 Định dạng thông báo RSVP

Thông báo RSVP gồm một tiêu đề chung và các đối tượng như trên hình 3.4 (a). Mỗi đối tượng có tiêu đề đối tượng và nội dung đối tượng. Khuôn dạng tiêu đề chung được chỉ ra trên hình 3.4 (b) và có tổng độ dài là 8 byte. Nó gồm 4 bit số liệu phiên bản của RSVP, 4 bit cờ, 8 bit sử dụng cho kiểu văn bản RSVP, 16 bit tổng kiểm tra, 8 bit sử dụng cho thời gian sống TTL của gói tin gửi, 8 bit dự phòng và trường hiện thị độ dài bản tin gồm 16 bit.

Hiện FF SE

Wildcard Không định

nghĩa WF

Phân biệt Chia sẻ Tài nguyên dành trước Lựa chọn máy

Hình 3.4: Khuôn dạng bản tin RSVP và tiêu đề chung RSVP

Nếu trường tổng kiểm tra độ dài chứa toàn bộ giá trị 0, điều đó thể hiện không cần kiểm tra các dữ liệu truyền đi. Trường Send_TTL diễn tả giá trị IP TTL của thông báo đã được gửi. Độ dài thông báo RSVP bao gồm cả tiêu đề và các đối tượng trong bản tin. Có bảy kiểu thông báo RSVP, sắp xếp theo thứ tự kiểu thông báo, trình bày trong bảng dưới đây.

Tiêu đề chung RSVP Đối tượng 1 Đối tượng 2

Đối tượng N Thâ

n của thông bá o R S VP (a)

Ver Cờ Kiểu bản tin Tổng kiểm tra RSVP Send_TTL Dự phòng Chiều dài RSVP

4 byte 2 byte

1 byte

Bảng 3.1: Các kiểu thông báo RSVP

Tên kiểu Mô tả

Path Sử dụng để yêu cầu tài nguyên dành trước

Resv Gửi đáp ứng thông báo đường để thiết lập

và duy trì dự trữ tài nguyên

PathTear Sử dụng để xoá dự trữ tài nguyên khỏi

mạng theo hướng đi

ResvTear Sử dụng để xoá dự trữ tài nguyên khỏi

mạng theo hướng về

PathErr Thông báo lỗi bản tin PATH

ResvErr Thông báo lỗi bản tin Resv

ResvConf

Là một thông báo tuỳ chọn, gửi ngược lại phía gửi của bản tin Resv để xác nhận tài nguyên dự trữ xác định thực sự đã được cài đặt

Thông báo PATH và RESV là các thông báo chủ yếu sử dụng cho việc dành tài nguyên mạng. Các thông báo khác bao gồm các thông báo lỗi, điều khiển tài nguyên dự trữ.

Khuôn dạng đối tượng RSVP được chỉ ra trong hình 3.5 gồm 32 bit tiêu đề đối tượng và nội dung đối tượng có độ dài thay đổi. Một đối tượng độ dài có 16 bit định nghĩa độ dài tối đa cho phép của đối tượng RSVP là 65.528 byte. Các đối tượng RSVP được tổ chức thành lớp đối tượng và kiểu đối tượng.

Hình 3.5: Khuôn dạng bản tin đối tượng RSVP

Hình 3.6: Class-Num và C-Type

Trường chức năng “Class num” định nghĩa lớp đối tượng và trường chức năng “C type” định nghĩa đối tượng trong lớp. Các trường chức năng này tổ hợp thành một cặp để mô tả các đối tượng trong RSVP. Các đối tượng sau được định nghĩa trong RFC 2205 [8].

 NULL: Mô tả trạng thái của phiên.

 SESSION: Mô tả phiên.

 RSVP_HOP: Thể hiện các bước nhảy của bản tin RSVP.

 TIME_VALUE: Mô tả giá trị thời gian chuyển tin.

 STYLE: Mô tả kiểu bản tin.

 FLOWSPEC: Mô tả đặc tả luồng.

 FILTER_SPEC: Mô tả đặc tính bộ lọc.

 SENDER_TEMPLATE: Mô tả khuôn dạng gói của đối tượng.

Đối tượng FLOWSPEC chứa các thông số về đặc tính của luồng, gồm hai loại thông báo là Tspec và Rspec. Tspec được phân phát trong thông báo PATH

Độ dài Class-Num C- Type

Nội dung đối tượng 2 byte 4 byte Tiêu đề đối tượng Class-Num = n (lớp đối tượng) C-Type = 1 (Kiểu đối tượng)

C-Type = n (Kiểu đối tượng) …

từ nơi gửi tới nơi nhận để miêu tả các đặc tính của nó cũng như các tham số của giỏ thẻ bài. Rspec được phân phát trong thông báo Resv từ nơi gửi tới nơi nhận ngược hướng với thông báo PATH. Điều này được thực hiện để báo tin và dự trữ mức băng thông yêu cầu tại mỗi thiết bị mạng để có được chất lượng và hiệu năng được tính toán bởi nơi nhận bằng cách sử dụng Tspec. Các tham số sử dụng trong Tspec và Rspec là:

Các tham số Tspec:

 p : tốc độ đỉnh (bytes/sec).

 b : kích thước giỏ thẻ bài (bytes).

 r : tốc độ trung bình thẻ bài (bytes/sec).

 M : kích thước lớn nhất của gói tin (bytes).

 m : đơn vị kiểm soát nhỏ nhất (bytes). Các tham số Rspec:

 R : băng thông (bytes/sec).

 S : độ trễ (msec).

Đối tượng kiểu (STYLE) được đặt trong Class-num = 8, lớp này chỉ có một đối tượng với C-type = 1. Đối tượng kiểu định nghĩa các kiểu dành trước tài nguyên.

Hình 3.7: Đối tượng kiểu

4 byte

Độ dài Class-Num C-Type = 8 = 1 Cờ (1 byte) Dự phòng (19 bit) xx yyy 2 byte Tiêu đề đối tượng

Bảng 3.2: Các bit sử dụng cho điều khiển chia sẻ

XX bit Điều khiển chia sẻ

00 Dự phòng

01 Tài nguyên phân biệt

10 Tài nguyên chia sẻ

11 Dự phòng

Bảng 3.3: Các bit sử dụng cho điều khiển lựa chọn máy gửi

YYY bit Điều khiển lựa chọn máy chủ

000 Dự phòng

001 Wilcard

010 Kiểu hiện

011-111 Dự phòng

Hình 3.7 này chỉ ra khuôn dạng của đối tượng kiểu, kiểu dành trước tài nguyên được định nghĩa ở 5 bit cuối cùng. Trong đó 2 bit đầu tiên định nghĩa kiểu chia sẻ tài nguyên và 3 bit điều khiển lựa chọn máy gửi. Ý nghĩa của các bit được thể hiện ở các bảng trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)