Thực hiện và phân tích kết quả mô phỏng 3

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 76)

3. Cấu trúc các chương

5.2.3.2Thực hiện và phân tích kết quả mô phỏng 3

Thiết lập đường truyền tường minh ER = 1_3_5_7_9

 Thời điểm 0.5s luồng 1 bắt đầu truyền trên tuyến tường minh.

 Thời điểm 2s đường truyền giữa n5-n7 bị đứt.

1 3 5 7 9

0 10

2 4 6 8

CBR

 Thời điểm 5s luồng 1 ngưng truyền. Quan sát hoạt động của mạng trên cửa sổ NAM:

Với NAM, ta có thể quan sát được hoạt động của mạng mô phỏng trong thực nghiệm. Quá trình này bao gồm việc đặt trước tài nguyên, việc đứt đường truyền giữa n5-n7, việc khôi phục đường truyền giữa thực thể nguồn và đích.

Hình 5.9: Hình ảnh hoạt động của mạng trong thực nghiệm 3 trên cửa sổ

nam

Phân tích quá trình thiết lập dự trữ tài nguyên qua tệp vết thu được:

Tại thời điểm 0.232s bên phát gửi bản tin Path dọc theo tuyến tường minh tới bên nhận. Khi bản tin Path tới bên nhận, bản tin Resv sẽ được gửi tương ứng theo hướng ngược với bản tin Path bằng cách dùng thông tin của hop kề trước trong bản tin Path. Tại thời điểm 2.031s có lỗi xảy ra tại nút n7, nó sẽ gửi bản tin ResvTear và PathTear tới các nút theo các hướng tương ứng tới bên nhận và bên gửi.

3 PATH EVENT at 0.232 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 5 PATH EVENT at 0.263 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 7 PATH EVENT at 0.293 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 9 PATH EVENT at 0.325 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0

7 RESV EVENT at 0.356 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 5 RESV EVENT at 0.386 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 3 RESV EVENT at 0.417 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 1 RESV EVENT at 0.448 : SID: 0 RATE: 800000 BUCKET: 5000 SENDER: 0 9 RESVERROR EVENT at 2.031 : SID: 0 CODE: 1 VALUE: 0 NODE: 7 7 RESVTEAR EVENT at 2.061 : SID: 0 SENDER: 0

3 PATHTEAR EVENT at 2.091 : SID: 0 SENDER: 0 5 PATHTEAR EVENT at 2.125 : SID: 0 SENDER: 0

Kết quả truyền luồng: luồng truyền 751 gói, mất 6 gói, tỉ lệ mất 0.79%.

Hình 5.10: Lưu lượng luồng trong thực nghiệm 3

Hình 5.11: Biến thiên trễ của luồng trong thực nghiệm 3

Khi đường truyền n5-n7 bị đứt, nút (router) n5 tự động định tuyến và xác định lại đường ngắn nhất từ n5 tới nút đích. Đường dẫn ngắn nhất này là 5_6_8_9. Đồng thời nút n5 phát ra bản tin PathErr tới nút n1 và nút n7 phát ra bản tin ResvErr tới nút n9. Nút n1 sẽ phát bản tin PathTear và nút n9 sẽ phát bản tin ResvTear để giải phóng tài nguyên trên đường truyền. Sau khi giải phóng tài nguyên trên các nút, luồng sẽ tự động định tuyến theo tuyến mới 1_2_4_6_8_9. Khi truyền trên tuyến mới thì độ trễ của luồng tăng lên tương ứng với số router phải truyền qua tăng lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá và so sánh hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của mô hình IntServ và DiffServ (Trang 76)