IV- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
3- Một số vấn đề về cơ bản về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta
3.2 Cấu trúc củahệ thống chính trị nước ta.
Hệ thống chính trị nước ta về mặt bộ máy (hệ thống thể chế) bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam)
Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Toà án và Viện kiểm sát nhân dân) và chính quyền địa phương.
Quốc hội nước ta có chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dân các địa phương bầu ra Hội đồng nhân dân cấp mình. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của nước ta.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước tập trung vào Quốc hội, các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đều được Quốc hội cử ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên là một bộ phận của hệ thống chính trị.
Các quan hệ chính trị: Trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ chính trị được xác lập do một cơ chế chủ đạo (và cũng là quan hệ chủ đạo) là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Các nguyên tắc và cơ chế vận hành
Hệ thống chính trị nước ta vừa hoạt động theo những nguyên tắc phổ biến của hệ thống chính trị nói chung vừa tuân thủ những nguyên tắc đặc thù khác.
1. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
2. Uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn (thông qua bầu cử tự do, bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và kín)
3. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội.
4. Nguyên tăc tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống chính trị.
5. Nguyên tắc Quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không thể phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
6. Nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.