Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 118)

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN,

d) Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương, cơ sở, gắn với hệ thống thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản lý tài chính công, tài sản công, thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vị trí, vai trò quan trọng của nền hành chính nhà nước được thể hiện trên những điểm sau đây:

Thứ nhất, nền hành chính nhà nước là bộ phận lớn nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ theo ngành và cấp từ Trung ương đến tận cơ sở.

Thứ hai, nền hành chính nhà nước có vai trò là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách và pháp luật bảo đảm cho đường lối, chính sách pháp luật đi vào cuộc sống; góp phần vào việc cụ thể hoá và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách và pháp luật.

Thứ ba, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở địa phương, cơ sở có vai trò trực tiếp xử lý công việc hàng ngày, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Thứ tư, nền hành chính nhà nước bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được dự kiến; xử lý các tình huống, diễn biến phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Nội dung cải cách nền hành chính nhà nước: Cải cách nền hành chính

nhà nước đòi hỏi cải cách đồng bộ 4 yếu tố của nền hành chính nhà nước:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế của nền hành chính nhà nước,

trước hết tập trung cải cách thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước; thể chế về quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, các thể chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân; thể chế về thẩm quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính,

loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.

Hai là, cải cách tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương

Bao gồm các giải pháp sau đây:

- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới;

- Từng bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, hoặc hiệu quả còn thấp;

- Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ;

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ;

- Cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân), chú ý những đặc điểm của đô thị hải đảo, nông thôn để tổ chức chính quyền hợp lý;

- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp;

- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính.

Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Ngoài những nội dung, yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước nói chung trình bày ở mục e dưới đây, đối với đội ngũ cán bộ, công chức hành chính cần tiến hành những công việc trọng điểm sau đây:

- Xác định rõ và cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của từng chức danh, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính;

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức;

- Cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức;

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; - Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.

Bốn là, tiếp tục đổi mới chế độ tài chính công và tài sản công: bảo đảm thu, chi hợp lý; quản lý chặt chẽ; sử dụng tiết kiệm, công bằng, minh bạch, có hiệu quả.

đ) Đẩy mạnh cải cách tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Tư pháp là một nội dung quyền lực nhà nước, trong đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật để phát hiện, xem xét, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật hoặc các sự kiện, các tranh chấp pháp luật để phán xét và đưa ra các phán quyết, tổ chức thi hành các phán quyết đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp phải quán triệt các nguyên tắc của việc thực hiện quyền tư pháp như nguyên tắc khách quan, vô tư, công bằng, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của các chức danh tư pháp khi thực hiện quyền tư pháp; nguyên tắc chịu trách nhiệm của các cơ quan, chức danh tư pháp về các quyết định của mình; nguyên tắc đảm bảo việc nhân dân tham gia và giám sát hoạt động tư pháp; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự; nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, của các đương sự và nguyên tắc hai cấp xét xử; nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự; nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, trước các cơ quan tố tụng.

Đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp cần thực hiện đồng bộ các phương hướng, giải pháp sau đây:

Một là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp.

- Xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung các luật tố tụng và luật nội dung liên quan đến việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp trong đời sống xã hội, luật tổ chức của các cơ quan tư pháp; rà soát sửa đổi, pháp luật kinh tế, đất đai, tài chính - ngân hàng lao động v.v... phù hợp với kinh tế thị trường và tương thích với pháp luật quốc tế mà chúng ta gia nhập, ký kết.

Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, nghiên cứu việc chuẩn bị ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế song phương và đa phương, bao gồm cả các hiệp định tương trợ tư pháp.

Hai là, đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan tư pháp

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật Tổ chức toà án theo hướng bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử của toà án, tăng thẩm quyền xét xử cho toà án cấp huyện, tiến tới thực hiện tổ chức toà án theo hai cấp xét xử, nghiên cứu thành lập toà án khu vực, áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử.

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân:

Các Nghị quyết của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước đều xác định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát, tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Mở rộng thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp huyện tương ứng với thẩm quyền của Toà án cấp huyện thực hiện theo lộ trình thích hợp gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ kiểm sát viên cấp huyện.

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra:

Đổi mới cơ quan điều tra theo hướng: thu gọn đầu mối, bớt chồng chéo về tổ chức, cơ quan công tố chỉ đạo điều tra; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên theo hướng phân biệt thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng.

- Về đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án:

Cần tiếp tục nghiên cứu "tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào một cơ quan quản lý tập trung thống nhất theo Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Về mặt thể chế, Bộ Tư pháp chủ trì cùng các cơ quan hữu quan xây dựng Dự thảo Luật Thi hành án trên cơ sở pháp điển hoá các văn bản hiện hành về thi hành án.

Ba là, chấn chỉnh các tổ chức và các hoạt động bổ trợ tư pháp

Các tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp bao gồm tổ chức và hoạt động luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch. Kết quả của những hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử. Vì vậy phải dành sự quan tâm thích đáng cho việc chấn chỉnh tổ chức và hoạt động bổ trợ tư pháp. Phương hướng chính là hoàn thiện pháp luật về luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch; tạo các điều kiện thuận lợi và xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức khi tham gia tố tụng; từng bước xã hội hoá các hoạt động bổ trợ tư pháp.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình thực hiện những yêu cầu, nội dung cơ bản của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước nói chung (công tác

quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác tuyển dụng; chế độ chính sách và tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát) cần phải chú ý vận dụng phù hợp với những đặc thù của nghề nghiệp tư pháp.

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w