Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 114)

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN,

a) Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.

Phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng, đồng thời là mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Thực hiện dân chủ, tôn trọng và bảo đảm trên thực tế quyền dân chủ và làm chủ của nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ đối với nhà nước mà chúng ta đang xây dựng để trở thành Nhà nước pháp quyền, đối với việc tăng cường uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản cầm quyền trong xã hội mà còn là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới, của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mặt khác, phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân còn thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, là thước đo, là tiêu chí đánh giá tính chất của dân, do dân, vì dân trong tổ chức hoạt động của Nhà nước ta trên thực tế.

- Trong xây dựng Nhà nước: dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở việc nhân dân tham gia bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia các công việc quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở, tham gia xây dựng, đánh giá chủ trương, chính sách của Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp ở địa phương, góp ý kiến điều chỉnh, bổ sung, sửa chữa các chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn; có quyền giám sát và chất vấn về hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát hiện và đề nghị

thanh tra, xử lý các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, các vụ việc vi phạm chính sách, luật pháp, đạo đức của cán bộ công chức.

Trong quản lý xã hội: phát huy dân chủ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở những nội dung và phương thức chủ yếu như:

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng phương thức tự nguyện, dựa vào những thể chế đã được ban hành, kết hợp với nhà nước đồng thời nhà nước dựa vào dân để cùng nhau huy động và phối hợp các nguồn lực nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, gắn với lợi ích, nhu cầu của nhân dân, nhất là ở cơ sở.

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội thông qua các tổ chức, thiết chế phi nhà nước, đó là các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và các tổ chức khác mang tính xã hội, tự nguyện, tự quản, tự quyết định với những hình thức hoạt động đa dạng, linh hoạt, hỗ trợ cho các công việc quản lý của Nhà nước, giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong đời sống cộng đồng.

- Nhân dân tham gia quản lý xã hội bằng sự kết hợp, phối hợp các tổ chức, các phong trào, các nguồn lực để thực hiện phát triển kinh tế - văn hoá, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn, giữ gìn an ninh trật tự, ổn định chính trị - xã hội, tổ chức đời sống văn hoá tinh thần, xây dựng đạo đức, lối sống...

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w