TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẠM TRÙ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 63)

IV- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẠM TRÙ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

- Hệ thống chính trị là một phạm trù quan trọng của khoa học chính trị. Bởi vì nó là tổng hợp những vấn đề của thực tiễn chính trị, của đời sống chính trị.

- Hơn nữa những vấn đề đó không phải được xem xét rời rạc, lộn xộn, biệt lập mà là xem xét trong một chỉnh thể có tính hệ thống, có hình thái phát sinh, phát triển, có chủ thể, đối tượng, với các mối quan hệ chức năng, theo những vị trí vai trò nhất định; có "đầu vào" và "đầu ra"; có nội dung và hình thức, có hiện tượng và bản chất...

- Mặt khác hệ thống chính trị là mục tiêu của đời sống chính trị, vì nó chính là hệ thống phân bổ các giá trị xã hội, là hệ thống thực thi quyền lực chính trị, mà trung tâm là quyền lực nhà nước.

1.2 Khái niệm hệ thống chính trị:

Định nghĩa phải làm rõ được tính hệ thống, cấu trúc (nội dung), chức năng, bản chất của hệ thống chính trị.

+ Các cách tiếp cận khác nhau về hệ thống chính trị:

- Cách tiếp cận hình thái kinh tế xã hội.

- Cách tiếp cận thể chế.

- Cách tiếp cận chức năng.

- Cách tiếp cận hệ thống

+ Định nghĩa: Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể bao gồm các thế chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị các tổ chức và các phong trào xã hội)... được xây dựng trên cơ sở cỏc quyền và cỏc chuẩn mực xó hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những cơ chế nguyên tắc, và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w