IV- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Kinh tế thị trường (KTTT) là trình độ cao của kinh tế hàng hóa (KTHH), một kiểu tổ chức kinh tế phản ánh trình độ văn minh nhân loại, trong đó toàn bộ nhu cầu cần thiết của sản xuất và đời sống đều thông qua thị trường.
KTTT ra đời trong nền KTHH tư bản chủ nghĩa (TBCN) và được xác lập khi quan hệ thị trường phát triển tương đối đồng bộ. Từ đó cho đến nay, luôn được bổ sung hoàn thiện về mọi mặt. Tuy vậy, KTTT không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại.
Phát triển theo xu thế khách quan của thời đại, nền KTTT xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay nền KTTT định hướng XHCN mới ra đời trong mấy thập niên gần đây, nó còn rất mới mẻ và chưa có tiền lệ. Vì thế, nền KTTT này cần được đi sâu nghiên cứu, từng bước xác lập, phát triển, bổ sung, hoàn thiện cả về nhận thức lý luận lẫn giải pháp thực tiễn, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại và điều kiện, đặc điểm cụ thể khác nhau của mỗi nước. Chuyên đề này góp thêm một số khía cạnh phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
I. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNGHIỆN ĐẠI VÀ XU THẾ KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ HIỆN ĐẠI VÀ XU THẾ KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. KTTT là thành tựu chung của văn minh nhân loại và là mô hình kinh tếphổ biến của thế giới đương đại. Tuy vậy, việc áp dụng và thực hiện mô hình phổ biến của thế giới đương đại. Tuy vậy, việc áp dụng và thực hiện mô hình KTTT trên thế giới rất phong phú, đa dạng.
Ở các nước công nghiệp phát triển, mô hình KTTT TBCN chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi tiến hóa thăng trầm theo thời gian. Quá trình đó diễn ra cùng với sự tiến bộ của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế. Đặc biệt là trong mấy thập niên gần đây dưới tác động