Cấu trúc củahệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 64)

IV- HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

2. Cấu trúc củahệ thống chính trị

Tính chỉnh thể của hệ thống chính trị, là vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận cho việc nhận thức, đánh giá cách thức tổ chức và vận hành của các hệ thống chính trị, với các giả thiết nghiên cứu sau:

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể. Nếu không được tổ chức và vận hành như một chỉnh thể thì hệ thống chính trị không thể hoạt động được, hoặc hoạt động không tốt.

Chỉnh thể đó bao gồm các bộ phận cấu thành sau:

2.1- Tiểu hệ thống thể chế (tổ chức).

2.1.1. Các thể chế nhà nước (đồng thời là các thể chế chính trị)

Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị, các cơ quan quyền lực, mối quan hệ giữa chúng, những mô hình tổ chức nhà nước, những giá trị đặc thù và phổ biến trong việc tổ chức và vận hành nhà nước.

+ Cơ quan lập pháp + Cơ quan hành pháp + Cơ quan tư pháp

2.1.2. Đảng chính trị

2.1.3. Các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội (các nhóm lợi ích) 2.1.4. Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng (nhiều người gọi là quyền lực thứ tư).

2.1.5. Các thể chế tôn giáo 2.1.6. Hệ thống bầu cử

2.1.7. Cơ sở kinh tế - xã hội của hệ thống chính trị

2.2. Tiểu hệ thống quan hệ

+ Chủ thể quyền lực và đối tượng thực thi quyền lực: - Nhân dân và bộ máy nhà nước, công chức nhà nước.

- Các thành viên (đảng viên, hội viên) và các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị – xã hội, các nhóm xã hội khác.

+ Quan hệ theo chiều ngang + Quan hệ theo chiều dọc

2.3. Tiểu hệ thống cơ chế:

- Cơ chế mệnh lện hành chính (đi kèm là bộ máy cưỡng chế, trừng phạt)

- Cơ chế thể chế. - Cơ chế tư vấn.

2.4. Tiểu hệ thống các nguyên tắc vận hành:

- Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân - Ủy quyền có thời hạn và có điều kiện - Dân chủ

- Tập trung và phân quyền

2. Cơ sở kinh tế - xã hội của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị được xây dựng trên một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, điều đó có nghĩa là hệ thống chính trị được xây dựng trên cở sở các quyền và các chuẩn mực xã hội của mỗi xã hội cụ thể. Điều này làm nên đặc trưng của các hệ thống chính trị. Vỡ vậy, đổi mới hệ thống chính trị phải đi kèm với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống, trình độ dân trí, văn hóa chính trị của công dân, hình thành những chuẩn mực xã hội mới…

Một số nhận xét về phần lý thuyết chung về hệ thống chính trị

Nhận xét về tính phổ biến và tính đặc thù của hệ thống chính trị

Mỗi HTCT có những kiểu quan hệ, nguyên tắc và cơ chế vận hành riêng. Dựa trên những nguyên tắc này mà các quan hệ, hành vi chính trị được định hướng và tạo thành một bộ phận hữu cơ của hệ thống. Cũng cần nói thêm rằng giữa “quan hệ”, "nguyên tắc" và "cơ chế" không có những bức tường thành ngăn cách. Nói cách khác giới hạn giữa các khái niệm đó chỉ là tương đối.

Cơ chế tổng hợp các quan hệ và phương thức vận hành của HTCT. Cơ chế vừa phản ánh bản chất chế độ chính trị vừa chi phối các hoạt động của hệ thống.

Sự phối hợp các quan hệ, cơ chế và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị, thể hiện được trình độ thuần thục của hệ thống và sự trưởng thành về văn hóa chính trị.

Một phần của tài liệu Tài liệu phục vụ kỳ thi nâng ngạch cho viên chức khối đảng, đoàn thể (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w