Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 63)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.7.Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đã đưa ra các cơ sở lý luận về công tác nâng cao chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi. Tác giả đã hệ thống và phân

56

tích các văn bản của nhà nước về quản lý chất lượng thi công bê tông công trình thủy lợi như: Luật xây dựng, các văn bản dưới Luật như Nghị định số 15/2013/NĐ- CP, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, Thông tư số 10/2013/TT-BXD; các quy phạm, các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam, các tiêu chuẩn ngành quy định và hướng dẫn việc thi công các công trình xây dựng nói chung và thi công công trình thủy lợi nói riêng. Tiếp đó tác giả nêu, phân tích và đánh giá các quy trình về quản lý chất lượng thi công bê tông như quy trình thi công bê tông, quy trình giám sát, quy trình kiểm định và thí nghiệm, quy trình nghiệm thu các công trình bê tông. Từ đó tác giả nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công bê tông.

Từ những cơ sở lý luận trên, trong chương 3 tác giả tiến hành liên hệ thực tiễn đến thực trạng thi công bê tông trong dự án: “Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” – một công trình có khối lượng thi công bê tông lớn, có đặc thù bê tông thủy công. Tác giả chỉ ra một số khó khăn trong công tác thi công các hạng mục công trình có két cấu bê tông. Từ đó phân tích đánh giá những điểm tồn tại về công tác quản lý thi công bê tông tại dự án. Tiếp theo, tác giả đề xuất các phương án để hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hệ thống QLCL của chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn, hoàn thiện về công tác quản lý chất lượng vật liệu đầu vào, hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công bê tông, đề xuất thay đổi biện pháp thi công cho dự án nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công bê tông cho dự án “Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.

57

Chương 3.HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG BÊ TÔNG TẠI DỰ ÁN TIẾP NƯỚC, CẢI TẠO, KHÔI PHỤC

SÔNG TÍCH 3.1. Giớithiệu tổng quan về Dự án

Tên dự án: “Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”

Địađiểm: xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Cấp công trình:cấp II

Tần suất lũ thiết kế: 0,5% Tần suất lũ kiểm tra: 0,1%

Tần suất đảm bảo cấp nước nông nghiệp: 85%; tiêu: 10%; cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, môi trường: 90%.

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước

Thời gian thi công: 2 năm kể từ ngày khởi công

Dự án đầu tư “Tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 06/10/2010.

Mục tiêu đầu tư của dự án là lấy nước từ sông Đà cấp cho sông Tích để đảm bảo yêu cầu:

- Cấp nước tưới cho nông nghiệp, đảm bảo tưới ổn định cho diện tích 16.000 ha (trong đó có 4.000 ha thay thế cho hồ Đồng Mô và 12.000 ha dọc hai bên bờ sông Tích.

- Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây;

- Khai thác tối đa tiềm năng đất dọc hai bên bờ sông Tích;

- Cải tạo môi trường sinht thái, tạo cảnh quan du lịch cho các huyện trong vùng dự án;

58

- Cải thiện việcphòng lũ và tiêu úng trong nội lưu vực.

Nhằm đảm bảo mục tiêu nêu trên, trong Quyết định phê duyệt cũng đã nêu rõ việc phân cấp đầu tư cũng như các bước lập hồ sơ khảo sát, thiết kế. Theo đó, Sở NN&PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư các hạng mục công trình đầu mối, đoạn sông từ

ThuầnMỹ đến cầu Trắng, đoạn sông từ cầu Ó đến Ba Thá, trạm bơm Cẩm Yên và

các công trình trên sông có liên quan. Các hạng mục thuộc khu vực đầu mối bao gồm: kè bảo vệ cống đầu mối, cống lấy nước Thuần Mỹ, kênh dẫn thượng, hạ lưu

cống lập hồ sơ thiết kế 3 bước: Dự án đầu tư, TKKT-DT và TKBVTC-DT. Các

hạng mục còn lại lập thiết kế 2 bước: hồ sơ DAĐT và TKBVTC-DT.

Như vậy, theo Quyết định 4927/QĐ-UBND, các hạng mục chính được nghiên cứu lập hồ sơ TKKT gồm có:

- Cống lấy nước đầu mối Thuần Mỹ

- Kênh dẫn thượng lưu và hạ lưu cống * Quy mô công trình

- Xây dựng cống lấy nước Thuần Mỹ bên bờ phải sông Đà, lưu lượng thiết kế Qtk = 60m3/s; Kè bờ hữu sông Đà bảo vệ khu vực công trình đầu mối dài khoảng 520m.

- Xây dựngtuyến sông Tích dài tổng cộng 110,7 km, gồm 3 đoạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn 1: Từ sau cống đầu mối Thuần Mỹ (Thuần Mỹ - Ba Vì) đến cầu Trắng (Đường Lâm – Sơn Tây). Tổng chiều dài 27,6 km; trong đó, xây dựng mới đoạn từ sông Đà đến cuối Đầm Long dài khoảng 12 km, cải tạo đoạn sông từ cuôi Đầm Long đến cầu Trắng (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây) dài 15,6.

+ Đoạn 2: Từ Cầu Trắng đến Cầu Ó (giáp Sơn Tây, Phúc Thọ) dài 13,2 km; + Đoạn 3: Từ Cầu Ó đến Ba Thá (giáp Mỹ Đức, Chương Mỹ), dài 69,9km. - Xây dựng trạm bơm tưới Cẩm Yên (thuộc xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất) với lưu lượng Qtk = 6 m3/s để lấy nước từ sông Tích tưới thay thế cơ bản

59

- Xây dựngđường quản lý bên bờ sông kết hợp giao thông, nghiên cứu cải tạo các công trình trên sông có liên quan.

Xây dựng, mởrộng quy mô trạm bơm Cẩm Yên hiện có.

Công trình thủy lợi sông Tích là một công trình có quy mô, kết cấu và khối lượng thi công lớn. Trong phạm vị luận văn ta chủ yếu nghiên cứu hai hạng mục chính, có khối lượng thi công các hạng mục bằng kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lớn, đó là: cống đầu mối và lòng dẫn sông Tích.

3.1.1.Cống lấy nước

Tuyến cống nằm cách K0 đê hữu Đà khoảng 2Km về phía thượng lưu, đáy

cống nằm trên tầng đá gốc (phong hóa vừa đến nhẹ) ở cao trình +5.00m. Khu vực thuộc đoạn tuyến nằm trong phạm vi gần cuối phía lõm của sông Đà nên khả năng bồi lắng rất nhỏ, đồng thời việc xói lở bờ cũng không quá lớn, mặt bằng rộng, rất thuận tiện bố trí các công trình liên quan. Theo kết quả điều tra hiện trạng, từ nhiều năm nay, lòng, bờ sông thuộc khu vực này rất ổn định, không thấy xuất hiện bãi bồi lòng dẫn, hiện tượng sạt trượt lớn không xảy ra. Ngoài ra, chế độ dòng chảy của sông rất thuận lợi cho việc lấy nước vào cống đầu mối. Vì vậy tuyến cống đặt ở khu vực này là hợp lý.

a. Bố trí tổng thể, quy mô, kết cấu các hạng mục của công trình

Loại cống lấy nước, lưu lượng thiết kế 3

60 /

TK

Q = m s. Cống 03 khoang, 02

tầng cửa, cao trình ngưỡng cống lấy nước mùa kiệt là +5.50m, cao trình ngưỡng cống lấy nước mùa lũ là +10.00m, bằng BTCT M250. Cửa van phẳng bằng thép, đóng mở bằng xilanh thủy lực.

Bố trí tháp cống kết hợp là nhà quản lý đầu mối diện tích 650 m2 .

Bố trí hình thức kết cấu cống hộp. Phần lòng cống bố trí mặt cắt hình hộp tiết diện 3 khoang (BxH) = (6x3.5)m, kết cấu bằng BTCT M250. Ngoài cửa vảo và tiêu năng sau cống, toàn bộ thân cống chia làm 4 đoạn:

60

+ Đoạn 1: đoạn tháp cống, chiều dài 20m, bố trí ngưỡng cống, sàn tháp cống ở cao trình +22.10m. Phần nối tiếp với đoạn 2 dài 5.9m mặt cắt hình hộp tiết diện 3 khoang (BxH) = 3x(6x3.5)m.

+ Đoạn 2 & 3: đoạn giữa cống, lòng cống bố trí mặt cắt hình hộp tiết diện 3 khoang (BxH) = 3x(6x3.5)m.

+ Đoạn 4: đoạn cửa ra, lòng cống bố trí mặt cắt hình hộp tiết diện 3 khoang (BxH) = 3x(6x3.5)m. Phần cuối đoạn là cửa ra dài 3.6m bố trí khe phai và dàn thả phai sửa chữa.

+ Tường cánh cửa vào: bố trí tường cánh cửa vào dạng tường bản chống bằng BTCT M200. Tường bên phải đáy móng đặt trên nền đá cứng (lớp 8) ở cao trình +3.95m; tường bên trái đáy móng đặt trên nên đá phong hóa mạnh (lớp 6) ở cao trình +0.25m. Tường cánh nối tiếp với kênh dẫn thượng lưu và thân cống đoạn 1.

+ Bể tiêu năng: rộng 21m, dài 28m, sâu 2.4m, mặt cắt ngang chữ nhật bằng BTCT M250. Đáy bể bố trí các tâng lọc ngược, và lỗ thoát nước. Bể tiêu năng nối tiếp thân cống đoạn 4 và kênh dẫn hạ lưu.

b.Một số đặc điểm đặc trưng của các hạng mục công trình cống đầu mối

Khối lượng thi công bê tông rất lớn, với tổng khối lượng bê tông của cống khoảng 12.268m3

Ngoài khối lượng thi công bê tông của cống rất lớn, còn một đặc điểm nữa của cống đầu mối là hố móng rất sâu và mặt bằng thi công rộng lớn. Khoảng chênh lệch độ cao từ đáy hố móng đến đường mặt đất tự nhiên khoảng 14m. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thi công bê tông của các hạng mục thuộc công trình.

Một trong những đặc điểm của các kết cấu cống đầu mối là có một số vị trí cống có thi công bê tông khối lớn, đó là phần bản đáy cống đoạn 1.

61 c d d c c¾t däc cèng

62

c¾t c-c (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3 - 2: Mặt cắt ngang đại diện C-C cống lấy nước

c¾t d-d

Hình 3 - 3: Mặt cắt ngang đại diện D-D cống lấy nước

3.1.2.Phần lòng dẫn

Tổng chiều dài của tuyến kênh dẫn sông Tích dài 110,7 km, gồm 03 đoạn: đoạn 1 từ cống đầu mối Thuần Mỹ đến cầu Trắng dài 27,7km (xây mới đoạn từ sông Đà đến Đầm dài khoảng 12km, cải tạo đoạn từ Đầm Long đến cầu Trắng dài

15,6km). Độ dốc lòng sông 5

7.10

i= − , cao độ đáy sông từ 5,40m đến 3,47m.

Tuy nhiên, trong phần này tác giả chỉ chú trọng giới thiệu đến phần kênh dẫn có kết cấu bê tông cốt thép. Đoạn kênh từ K0 đến K2+700 (2.700m): Mặt cắt sông hình chữ nhật bằng BTCT M200, kích thước 21x6m, mỗi phân đoạn dài 23m.

Bản đáy lòng dẫn nằm trên nền cát, có địa chất tương đối ổn định. Vì vậy trong quá trình thi công phần lòng kênh dẫn ta cũng không phải xử lý nền nhiều.

63

Lòng dẫn kênh sông Tích có khối lượng thi công bê tông rất lớn. Với tổng khối lượng bê tông khoảng 92.200 m3

. Vì vậy, công tác thi công bê tông phải chia ra làm rất nhiều đợt, phân làm nhiều khoảnh đổ bê tông. Công tác bố trí máy móc, nhân lực và các yếu tố khác phục vụ cho thi công phải được chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo cho việc thi công vừa đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và các yếu tố khác.

Tuyến thi công hạng mục kênh dẫn bằng bê tông rất dài, với tổng chiều dài hạng mục bê tông là 2,7km. Đây cũng là một trong những trở ngại, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông trong quá trình thi công. Do đó, việc bố trí, lập biện pháp thi công bê tông khá là khó khăn. Công tác di chuyển trang thiết bị, phương tiện máy móc, nhân lực và vận chuyển hỗn hợp bê tông phải được chú trọng. Nếu công tác chuẩn bị này không được tốt thì chất lượng thi công bê tông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hơn nữa, cũng giống như hạng mục cống đầu mối Thuần Mỹ, hố móng để thi công bản đáy phần lòng dẫn rất sâu và rộng so với mặt đất tự nhiên. Có nhiều chỗ chênh cao giữa đáy hố móng và mặt đất tự nhiên lên đến 13,67m (từ cao trình 4.23 đến cao trình mặt đất tự nhiên là khoảng 17,9m). Do đó, việc bố trí biện pháp thi công để thi công bê tông phần lòng dẫn cũng hết sức khó khăn.

Ngoài ra, tuy theo tiêu chuẩn Việt Nam 305: 2004: Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu: “Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam kết cấu có cạnh nhỏ nhất (a) và chiều cao (h) lớn hơn 2m có thể được xem là khối lớn.” thì phần bê tông của hạng mục lòng kênh dẫn không phải là bê tông khối lớn, nhưng Nhà thầu thi công vẫn phải có biện pháp làm giảm ứng suất nhiệt trong bê tông, tránh trường hợp ứng suất nhiệt của bê tông có thể làm nứt nẻ bê tông, làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông nói riêng và chất lượng của công trình nói chung.

Dưới đây là mặt cắt điển hình của hạng mục lòng kênh dẫn được thi công bê tông:

64

tû lÖ 1:500

c¾t ngang ®iÓn h×nh

Hình 3 - 4: Mặt cắt đại diện phần lòng dẫn

3.2. Giới thiệu biện pháp thi công bê tông và công tác quản lý chất lượng tại công trình thủy lợi sông Tích công trình thủy lợi sông Tích

3.2.1.Công tác trộn bê tông

- Dự án sử dụng bê tông được sản xuất tại trạm trộn loại 60m3/h được bố trí tại khu vực 3 cây gạo tương ứng với lý trình K1+134,3. Các hạng mục có kết cấu đơn lẻ thì áp dụng biện pháp đổ thủ công và dùng máy trộn di động dung tích 250÷500 lít. Khi công trường có yêu cầu cung ứng khối lượng bê tông lớn, trạm trộn đặt tại công trường không đáp ứng được thì sẽ lấy bê tông ở 02 trạm trộn của Nhà thầu đặt tại thị xã Sơn Tây để chủ động và đảm bảo tiến độ thi công.

- Cách khống chế cấp phối bê tông: cấp phối bê tông được kiểm soát và khống chế dựa trên màn hình điện tử tại phòng điều khiển của trạm trộn bê tông.

- Cốt liệu cho bê tông: nhà thầu thi công sử dụng cát sông Lô, đá được lấy ở các mỏ đá tại Hòa Bình và sử dụng xi măng VisSai. Các loại cốt liệu trước khi đưa vào sử đụng đều được lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu cơ lý. Các kết quả cho thấy các loại cốt liệu trên đều đảm bảo yêu cầu để trộn bê tông sử dụng cho công trình.

65

3.2.2.Công tác vận chuyển bê tông

Phương tiện vận chuyển chủ yếu dùng trên công trường là xe bồn. Xe bồn di chuyển tới trạm trộn bê tông, lấy hỗn hợp bê tông rồi di chuyển đến khu vực đang thi công bê tông. Trong quá trình di chuyển xe bồn kết hợp quay để tránh hiện tượng bê tông bị phân tầng phân cỡ.Đối với những kết cấu đơn lẻ phải trộn bê tông bằng máy trộn di động có dung tích từ 250÷500 lít thì nhà thầu thi công sẽ dùng xe rùa để vận chuyển hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ.

Cự ly vận chuyển bê tông xa nhất, tính đến thời điểm hiện tại, là khoảng 2km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.Công tác bơm bê tông

Nhà thầu thi công dùng máy bơm hãng JunJin, công suất 60m3

/h để bơm bê tông từ xe bồn vào khoảnh đổ.

Hình 3 - 5: Máy bơm bê tông đang triển khai bơm bê tông vào khoảnh đổ

Sử dụng biện pháp bơm bê tông để đưa hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ có một số ưu điểm như:

+ Tính cơ động: xe bơm bê tông có thể di chuyển linh hoạt để nhận bê tông từ xe bồn rồi bơm vào khoảnh đổ. Điều này có lợi khi phạm vi đổ bê tông là một đoạn dài . Tuy nhiên, điều này không thực sự phát huy hết tác dụng vì mỗi đợt đổ bê tông thường chỉ đổ một đoạn tương đối ngắn.

66

+ Trong quá trình thi công, vòi bơm bê tông có thể di chuyển linh hoạt trên phạm vi khoảnh đổ.

Bên cạnh những ưu điểm đó, phương pháp bơm bê tông còn tồn tại một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 63)