4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
2.2. Quy trình thi công bê tông
Ta có thể thấy, khâu thi công là khâu quan trọng nhất trong tất cả các chuỗi công việc liên quan đến công trình. Thi công là công việc của đơn vị Nhà thầu dùng máy móc, nhân lực để biến ý tưởng trên đồ án thiết kế thành một công trình hiện thực, có giá trị sử dụng được. Để đảm bảo cho việc thi công các công trình nói chung, công trình thủy lợi nói riêng, trong mỗi công trình ta phải lập một quy trình
32
thi công nhất định để trong suốt quá trình xây dựng công trình đó có thể đối chiếu, so sánh để sửa chữa kịp thời.
Hiện nay, quy trình thi công bê tông ở nước ta đã cơ bản là hoàn thiện. Thông qua hệ thống các văn bản pháp luật (các luật, nghị định, thông tư…), các quy chuẩn, quy pham, tiêu chuẩn hướng dẫn thi công bê tông rất đầy đủ.
- Việc lập chỉ dẫn kỹ thuật và điều kiện kỹ thuật: Đây là một trong những điểm mới màNghị định số 15/2013/NĐ-CP mới ban hành đã quy định.
- Sau khi đã thiết lập được điều kiện kỹ thuật và bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt thì Nhà thầu sẽ tiến hành lập bản vẽ thiết kế tổ chức thi công.
- Công tác vật liệu xây dựng dùng cho việc chế tạo hốn hợp bê tông: đây là rất quan trọng. Các loại vật liệu được dùng cho việc chế tạo bê tông được hướng dẫn tại bộ tiêu chuẩn 14 TCN 63 – 2002 đến 14 TCN 73 – 2002.
- Sản xuất hỗn hợp bê tông thủy công
Trong TCVN 4453 – 1995, việc thi công sản xuất hỗn hợp bê tông đã được quy định rất rõ ràng. Từ việc xác định tỷ lệ trộn, cấp phối, các yêu cầu phải thực hiện.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông: công tác vận chuyển hỗn hợp bê tông từ máy trộn vào khối đổ được hướng dẫn và quy định cụ thể tại mục 6.3 TCVN 4453 – 1995: các yêu cầu khi vận chuyển bê tông, các lưu ý khi dùng các phương pháp khác nhau để vận chuyển hỗn hợp bê tông vào khoảnh đổ.
Ví dụ: Khi dùng máy bơm bê tông để vận chuyển phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê tông cần được thử nghiệm bơm thử nhằm đảm bảo chất lượng bê tông và điều kiện thi công, đồng thời phù hợp với tính năng kỹ thuật của thiết bị máy bơm.
+ Khi thi công trong thời tiết nóng, mặt ngoài ống cần che phủ hoặc sơn trắng để hạn chế bức xạ mặt trời làm nóng bê tông.
33
Công tác vận chuyển hỗn hợp bê tông sau khi trộn vào khoảnh đổ là hết sức quan trọng. Có rất nhiều cách để đưa hỗn hợp bê tông đã trộn vào khoảnh đổ. Tuy nhiên, phải đảm bảm cho bê tông không bị: phân tầng phân lớp, mất nước bê tông, bị nhiễm bức xạ nhiệt làm tăng nhiệt độ…
- Công tác cốp pha: cốp pha được dùng để giữ bê tông và tạo cho nó có hình dáng theo các đường nét được yêu cầu trong thiết kế. Cốp pha phải đủ bền để chịu được áp lực của bê tông khi đổ và sự rung động khi đầm bê tông. Bề mặt cốp pha phải đảm bảo thẳng, chắc chắn theo yêu cầu bề mặt của kết cấu, trước khi đổ bê tông bề mặt phải đảm bảo sạch, kín khít và khô nước.
Các yêu cầu về lắp dựng, thi công cốp pha và đà giáo được quy định và hướng dẫn thực hiện trong mục 3 của TCVN 4453 – 1995.
Trong công tác cốp pha, tiêu chuẩn này có đề cập đến các vấn đề như: vật liệu dùng làm cốp pha, cách lắp dựng cốp pha và giằng chống, việc tháo dỡ cốp pha. Tất cả đều đã được nêu đầy đủ và khá chi tiết.
Ngoài ra, khi thi công các hạng mục có các hình dạng đặc biệt thì phải được gia cố cốp pha trượt để thi công. Các quy định, hướng dẫn về thi công cốp pha trượt được nêu trong mục 6.10 của TCVN 4453 – 1995.
- Công tác thi công bê tông: sau khi hoàn thành các công tác chuẩn bị như trên, ta tiến hành thi công bê tông.
Thành phần bê tông được chọn theo hướng dẫn của TCVN 4453 – 1995: “Để đảm bảo chất lượng của bê tông, tùy theo tầm quan trọng của từng loại công trình hoặc từng bộ phận công trình, trên cơ sở quy định mác bê tông của thiết kế thành phần bê tông được chọn như sau:
+ Đối với bê tông mác 100 có thể sử dụng bảng tính sẵn ở phụ lục C
+ Đối với bê tông mác 150 trở lên thì thành phần vật liệu trong bê tông phải được thiết kế thông qua phòng thí nghiệm (tính toán và đúc mẫu thí nghiệm).”.
Như vậy, tùy vào loại công trình, sử dụng mác bê tông khác nhau ta có thể tra thành phần vật liệu hoặc phải có bản thiết kế thành phần vật liệu riêng.
34
Sau khi đã có được thành phần vật liệu để chế tạo hỗn hợp bê tông ta tiến hành hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường. Nguyên tắc của việc hiệu chỉnh này là không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết kế.