Quy trình kiểm định, thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 46)

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.4.Quy trình kiểm định, thí nghiệm

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng từng bộ phận của công trình và toàn bộ công trình xây dựng, nhằm đảm bảo công trình thi công đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn thiết kế bằng công tác thí nghiệm kiểm định và đánh giá trực quan hiện trạng công trình xây dựng.

Hiện nay, công tác thí nghiệm để xác định cường độ của bê tông chủ yếu dùng các tiêu chuẩn:

- Thông tư 03/2011/TT-BXD: Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định

và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

- TCXDVN 239-2005: Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.

39

- TCVN 9357:2012: Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc súng siêu âm.

- TCVN 9334:2012: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy.

- TCVN 9334:2012: Bê tông nặng – Phương pháp thử không phá hủy – xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy.

Các bước cơ bản của công tác kiểm định, thí nghiệm là:

+ Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định xem xét chấp thuận.

+ Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đúng đề cương được chấp thuận.

+ Tổ chức kiểm định lập báo cáo đánh giá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm địnhcủa hợp đồng và gửi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định.

Trường hợp thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định gửi báo cáo đánh giá, kết luận cho cơ quan này. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm định và gửi phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại phụ lục 1 của thông tư 03/2011/TT-BXD cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được báo cáo này (thời gian nhận báo cáo là thời gian tính theo dấubưu chính nơi phát hành)

Đề cương kiểm định được lập dựa vào hướng dẫn tại thông tư 03/2011/TT- BXD: Hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chủ yếu sau

- Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định, quy trình và phương pháp kiểm định;

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định;

40

- Danh sách nhân sự và người được phân công chủ trì thực hiện kiểm định; các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện;

- Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định - Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành việc kiểm định;

- Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định

Tùy theo các trường hợp phải thực hiện kiểm định mà tổ chức kiểm định xác định nội dung, quy trình và phương pháp thực hiện kiểm định sao cho phù hợp.

Ngoài ra, thông tư 03 còn nêu các quy định về việc công bố thông tin các tổ chức kiểm định; việc lựa chọn tổ chức kiểm định; yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định; trình tự của công việc kiểm định và nội dung đề cương kiểm định.

Những bước thực hiện kiểm định thông thườngcho một công trình:

- Khảo sát sơ bộ: Thu thập, điều tra và phân tích các tài liệu gốc của cấu kiện, kết cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và tiến hành xem xét hiện trường. Để chuẩn đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét. Kết quả công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng năm và kiểm tra chi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình.

- Khảo sát chi tiết: Tiến hành kiểm tra chi tiết hiện trạng của cấu kiện, kế cấu, bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.

- Thí nghiệm: Tùy theo đối tượng cần kiểm định mà thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt trong công trình. Công tác thí nghiệm có thể thực hiện ngay trên cấu kiện kết cấu công trình bằng phương pháp không phá hoại.

- Đo đạc kiểm tra vị trí, kích thước tiết diện của cấu kiện, kết cấu và của đối tượng cần kiểm định.

41

- Kiểm tra hồ sơ hoàn công của đối tượng cần kiểm định - Phân tích các tài liệu, số liệu, khảo sát, đo đạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra đối tượng cần kiểm định với hồ sơ hoàn công và tính toán kiểm tra lại với số liệu thí nghiệm, đo đạc

- Đánh giá tổng hợp nhằm xác định khả năng làm việc của đối tượng cần

kiểm định

- Lập báo cáo: báo cáo cần nêu rõ mục đích kiểm định, mô tả đối tượng cần kiểm định, trình tự thực hiện kiểm định, kết quả khảo sát và tính toán kiểm tra, đánh giá chất lượng, quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu… nguyên nhân gây hư hỏng (nếu có), kết luận và kiến nghị xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công bê tông trong các công trình thủy lợi (Trang 46)